Thai hành (hay còn gọi là thai nghén, nôn do thai,..) được định nghĩa là sự xuất hiện những cơn buồn nôn đơn thuần hay kết hợp với vài lần nôn vào thời gian đầu của thai kỳ. Thống kê cho thấy, khoảng 70-85% trường hợp xuất hiện triệu chứng buồn nôn ở tuần thứ 4 đến tuần thứ 12 của thai kỳ, 10% trường hợp xuất hiện triệu chứng đến tuần thứ 16, tuy nhiên, 10-15% trường hợp đặc biệt thai phụ có triệu chứng kéo dài đến tam cá nguyệt 3 và 5% trường hợp kéo dài đến thai đủ tháng. Ở những thai phụ có cơ địa nhạy cảm, tình trạng buồn nôn, nôn có thể xảy ra nghiêm trọng hơn và khó kiểm soát.
Tình trạng nôn ói thường gặp ở thai phụ vào 3 tháng đầu thai kỳ. Dựa vào mức độ các triệu chứng gặp phải mà nghén được chia thành ba loại:
- Buồn nôn đơn thuần (nghén nhẹ): Khoảng 80% thai phụ bị nghén ở dạng này. Trong thai kỳ, thai phụ luôn thấy mệt mỏi do nôn ói. Tuy nhiên, tình trạng nôn ói chỉ diễn ra ở mức độ vừa phải, vẫn còn giữ thức ăn bên trong dạ dày. Do đó thai phụ không sút cân, toàn thân ít thay đổi. Sau khoảng 12 tuần, sẽ thấy triệu chứng nôn ói giảm dần.
- Nôn ói không giảm thể tích (nghén trung bình)
- Nôn ói có giảm thể tích (nghén nặng) (hyperemesis gravidium): Khoảng 1-5% thai phụ bị nghén nặng. Thai phụ thường xuyên nôn ói với mức độ trầm trọng khiến thức ăn bị tống ra hết bên ngoài, nôn liên tục, ăn gì cũng nôn, kết hợp với tình trạng chán ăn do ốm nghén khi mang thai khiến thai phụ sút cân, hay mệt mỏi, chóng mặt. Tình trạng này kéo dài sẽ gây mất nước, rối loạn điện giải, nhiễm toan, suy nhược và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai.
Thay đổi chế độ ăn uống
Bữa chính và đồ ăn nhẹ: Các bữa ăn chính và đồ ăn nhẹ nên được ăn chậm và với lượng nhỏ sau mỗi 1-2 giờ để tránh tình trạng bụng quá no, điều này cũng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng buồn nôn đối với một số phụ nữ.
Phụ nữ nên xác định xem mình dung nạp với những thực phẩm nào tốt nhất và cố gắng ăn những thực phẩm đó. Các chế độ ăn kiêng giúp ích cho một số phụ nữ bao gồm loại bỏ cà phê và thức ăn cay, có mùi, nhiều chất béo, acid hoặc rất ngọt và thay thế vào đó tiêu thụ đồ ăn nhẹ/ bữa ăn chiếm ưu thế về protein, mặn, ít béo, nhạt và/hoặc khô (các loại hạt, bánh quy, bánh quy giòn, ngũ cốc, bánh mì nướng).
Nước: Nước nên được tiêu thụ ít nhất 30 phút trước hoặc sau khi ăn đặc để giảm thiểu ảnh hưởng của việc đầy bụng. Chất lỏng được dung nạp tốt hơn nếu lạnh, trong và có ga hoặc chua (bia gừng, nước chanh, kem que) và uống với lượng nhỏ, đôi khi sử dụng ống hút/ cốc rất nhỏ).
Tránh các tác nhân làm trầm trọng tình trạng nghén Cùng với việc thay đổi chế độ ăn uống, tránh các tác nhân từ môi trường là biện pháp can thiệp chính để giảm buồn nôn và nôn khi mang thai. Ví dụ: về một số tác nhân gây ra bao gồm phòng kín, ngột ngạt, có mùi (ví dụ: nước hoa, hóa chất, thực phẩm, khói…), nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn, và chuyển động hình ảnh hoặc vật lý (ví dụ: đèn nhấp nháy, lái xe…)
Nằm xuống ngay sau khi ăn và nằm nghiêng về bên trái là những yếu tố có thể làm trầm trọng thêm vì những hành động này có thể làm chậm quá tình làm rỗng dạ dày. Thay đổi tư thế nhanh chóng và không được nghỉ ngơi hoặc ngủ không đủ giấc cũng có thể làm trầm trọng them các triệu chứng.
Đánh răng sau bữa ăn, khạc ra nước bọt và thường xuyên rửa miệng cũng có thể hữu ích. Chuyển sang một loại kem đánh răng khác có thể giúp ích cho những phụ nữ mà kem đánh răng có hương bạc hà mạnh là nguyên nhân kích thích.
Nên tránh các chất bổ sung có chứa sắt cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm vì sắt sẽ gây kích ứng dạ dày và có thể gây buồn nôn. Uống vitamin trước ngủ với một bữa ăn nhẹ, thay vì vào buổi sang hoặc lúc bụng đói, cũng có thể hữu ích. Một số phụ nữ có thể dung vitamin trước sinh dạng nhai dễ dung nạp hơn dạng viên nén hoặc viên nang. Nếu ngưng sử dụng vitamin trước khi sinh, thì nên bổ sung thêm acid folic (400-800 mcg/ngày) cho đến khi các vitamin trước khi sinh được dung nạp trở lại.
Gừng: Chúng tôi khuyên những phụ nữ bị buồn nôn nên thử ăn các loại thực phẩm có chứa gừng (ví dụ: kẹo mút gừng, trà gừng, thức ăn hoặc đồ uống có chứa gừng hoặc xi rô). Trong một đánh giá có hệ thống năm 2014 và phân tích gộp 12 thử nghiệm ngẫu nhiên (n= 1.278 phụ nữ mang thai), gừng cải thiện tình trạng buồn nôn so với giả dược những không làm giảm đáng kể tình trạng nôn.
Thai nghén là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời của mỗi người phụ nữ, đánh dấu sự khởi đầu của hành trình làm mẹ. Thời kỳ này không chỉ tác động sâu sắc đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi. Sự thay đổi về thể chất và tâm lý trong thai kỳ đòi hỏi mẹ bầu phải chăm sóc bản thân một cách đặc biệt. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý là yếu tố then chốt giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Việc cung cấp đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng sẽ hỗ trợ sự phát triển tối ưu của thai nhi, đồng thời giúp mẹ duy trì sức khỏe và năng lượng cần thiết. Các nhóm thực phẩm như protein, vitamin, khoáng chất và chất béo lành mạnh cần được bổ sung một cách hợp lý. Ngoài ra, mẹ cũng cần chú ý đến việc lựa chọn thực phẩm an toàn và tránh xa những thứ có hại. Sự chăm sóc đúng cách trong thời kỳ này không chỉ giúp mẹ bầu khỏe mạnh mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của trẻ sau này. Một thai kỳ khỏe mạnh không chỉ mang lại hạnh phúc cho mẹ mà còn là khởi đầu tốt đẹp cho cuộc đời của bé.
Bài viết khác
- Lớp tiền sản (23-05-2017)
- Đăng ký trực tiếp theo số thứ tự tại bệnh viện (07-11-2022)
- Khám đặt hẹn - Khám chuyên gia (07-11-2022)
- Gói tiêm ngừa nhi (VACCINATION PACKAGES FOR CHILDREN) (07-11-2022)
- Thông tin về các nguy cơ trong Thụ tinh ống nghiệm (21-04-2025)