Dây rốn là gì? Vị trí bình thường của dây rốn?
Dây rốn là phần phụ quan trọng của bào thai nối kết thai với bánh nhau, là nguồn cung cấp dinh dưỡng và oxy từ mẹ sang thai nhi. Vị trí dây rốn bám vào bánh nhau góp phần không nhỏ trong việc tạo ra một thai phát triển bình thường hay một thai kì có nhiều nguy cơ và bệnh lý.
Có hai loại bất thường dây rốn cần được chú ý: dây rốn bám màng và dây rốn bám
Hình 1: Vị trí bám của dây rốn: (1) bám màng; (2) trung tâm; (3) lệch tâm; (4) bám mép
Trong đó vị trí (2) và (3) chiếm 90% và được xem là bình thường.
Dây rốn bám màng và bám mép là gì?
Dây rốn bám màng xảy ra khi dây rốn gắn em bé với nhau thai không cắm trực tiếp vào nhau thai mà gắn vào phần màng. Điều này dẫn đến các mạch máu của thai nhi chạy dọc theo màng trước khi đi vào nhau thai. Các mạch máu lúc này không còn được lớp thạch wharton bảo vệ, chúng dễ bị chèn ép và nguy cơ đứt ra khi chuyển dạ gây tử vong thai nhi.
Dây rốn bám mép khi dây rốn không bám vào trung tâm bánh nhau, mà lại bám ở mép bánh nhau, hay tại vị trí cách rìa bánh nhau < 2 cm.
Hình 2: Hình bên trái: Dây rốn bám mép. Hình bên phải: Dây rốn bám màng
“Nguồn: Shaimaa Fadl et al., Radiographics, 2017”
Nguyên nhân dây rốn lạc chỗ?
Bệnh sinh của bất thường vị trí dây rốn vẫn chưa được hiểu rõ. Có suy đoán rằng mặc dù dây rốn có thể đã bám vào đúng vị trí thời gian đầu thai kì nhưng những thay đổi về hình dạng nhau thai và vị trí tương đối trong thời kỳ mang thai có thể khiến dây rốn không bám theo chính xác.
Phương tiện chẩn đoán dây rốn lạc chỗ?
Siêu âm là phương tiện dùng để chẩn đoán và theo dõi dây rốn lạc chỗ.
Hình 3: Hình bên trái: Dây rốn bám mép. Hình bên phải: Dây rốn bám màng.
“Nguồn: Shaimaa Fadl et al., Radiographics, 2017”
Những điều cần chú ý khi mang thai là gì?
Hầu hết các trường hợp mang thai sẽ không có biến chứng.
Do bám vào rìa bánh nhau nên tình trạng này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc hấp thụ chất dinh dưỡng của thai nhi. Bởi thế em bé sinh ra dễ bị nhẹ cân hơn bình thường nếu bác sĩ và mẹ không theo dõi chặt chẽ và có chế độ chăm sóc phù hợp. Bác sĩ sẽ siêu âm đánh giá sự phát triển của bé, thường là 4-6 tuần một lần và bắt đầu từ khoảng 24 tuần của thai kỳ.
Nếu các mạch máu gần cổ tử cung, bác sĩ có thể siêu âm âm đạo để kiểm tra xem liệu nhau thai có nằm ở vị trí thấp hay không và liệu các mạch máu có di chuyển qua cổ tử cung hay không, còn được gọi là mạch máu tiền đạo. Đây là điểm cần phân biệt quan trọng vì các mạch máu nằm trên cổ tử cung có nguy cơ bị vỡ trong hoặc trước khi chuyển dạ.
Dây rốn lạc chỗ có thể xảy ra ở lần mang thai sau không?
Nguy cơ dây rốn bám màng xảy ra ở lần mang thai sau khoảng 1%. Nguy cơ cao hơn một chút ở cặp song sinh.
Nguồn:
Fadl S, Moshiri M, Fligner CL, Katz DS, Dighe M. Placental Imaging: Normal Appearance with Review of Pathologic Findings. Radiographics. 2017 May-Jun;37(3):979-998. doi: 10.1148/rg.2017160155. PMID: 28493802.
Tài liệu tham khảo:
https://www.isuog.org/clinical-resources/patient-information-series/patient-information-pregnancy-conditions/placental-anomalies/velamentous-cord-insertion.html
https://www.sieuamvietnam.vn/CLS--Day-ron-bam-mang-%E2%80%93-mach-mau-tien-dao
BS. Lê Ngọc Phương Anh - Khoa Chẩn đoán hình ảnh
Bài viết khác
- Khám đặt hẹn - Khám chuyên gia (07-11-2022)
- Đăng ký trực tiếp theo số thứ tự tại bệnh viện (07-11-2022)
- Hành trình kỳ diệu: Từ giấc mơ đến hồi sinh trẻ sinh non 26 tuần tại Bệnh viện Hùng Vương (10-01-2025)
- Điều trị ngoại trú thai bám vết mổ cũ (10-01-2025)
- Tật đầu nhỏ (10-01-2025)