Điều trị dự phòng sanh non có ưu và nhược điểm gì? - Bệnh viện Hùng Vương

Điều trị dự phòng sanh non có ưu và nhược điểm gì? - Bệnh viện Hùng Vương

Điều trị dự phòng sanh non có ưu và nhược điểm gì? - Bệnh viện Hùng Vương

Điều trị dự phòng sanh non có ưu và nhược điểm gì? - Bệnh viện Hùng Vương

Điều trị dự phòng sanh non có ưu và nhược điểm gì? - Bệnh viện Hùng Vương
Điều trị dự phòng sanh non có ưu và nhược điểm gì? - Bệnh viện Hùng Vương

Điều trị dự phòng sanh non có ưu và nhược điểm gì?

     1Nếu xác định được nguyên nhân dọa sanh non và điều trị kịp thời có thể kéo dài thai kỳ an toàn đến 37 tuần

     Mẹ bầu khi được chẩn đoán dọa sanh non sẽ rất lo lắng và sợ hãi. Thực tế, với những tiến bộ của y học hiện nay, nếu phát hiện sớm và xử trí kịp thời, mẹ bầu có cơ hội duy trì đến khi thai đủ ngày đủ tháng?

     BS.CK2 Hồ Viết Thắng - Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến Bệnh viện Hùng Vương trả lời: Cả mẹ bầu và bác sĩ đều muốn em bé nằm trong bụng càng lâu càng tốt, trẻ trong bụng mẹ luôn được nuôi tốt hơn trẻ non tháng bên ngoài.

     Khi đến bệnh viện thăm khám và chẩn đoán có nguy cơ sanh non cao hoặc nghi ngờ dọa sanh non, thậm chí có chuyển dạ sanh non, đầu tiên các bác sĩ tìm nguyên nhân. Những trường hợp có nguyên nhân xác định rõ ràng, ví dụ nhiễm trùng tiểu, nhiễm trùng răng miệng, viêm ruột thừa,… các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị nguyên nhân.

     Dù nguyên nhân nào thì tử cung cũng bắt đầu co và cổ tử cung có thể mở, nên sẽ dùng các thuốc để giảm cơn co tử cung. Có rất nhiều loại thuốc từ lâu đời với nhiều tác dụng phụ cho đến các thuốc hiện nay tác dụng phụ rất thấp, được dùng để giảm cơn co tử cung, cắt hoặc phòng ngừa những cơn co tử cung xuất hiện. Một số nội tiết như progesterone sử dụng phòng ngừa đến 36 tuần để giảm các cơn co tử cung.

     Đối với em bé sanh non, đặc biệt trước 34 - 36 tuần có thể cân nhắc sử dụng thuốc hỗ trợ phổi để phổi bé trưởng thành hơn, hô hấp tốt hơn về giảm biến chứng về sau.

     Thứ hai là sử dụng các thuốc hỗ trợ, bảo vệ hệ thần kinh trung ương của bé, giảm sang chấn trên hệ thần kinh trung ương, giảm nguy cơ ảnh hưởng đến phát triển tâm thần vận động sau này.

     Nếu có chuyển dạ sẽ chuẩn bị tinh thần để theo dõi, quản lý chuyển dạ sanh non và đặc biệt là cảnh báo cho khoa Sơ sinh, khoa Hồi sức sơ sinh chuẩn bị để đón em bé sanh non. Với những quy trình chặt chẽ này, hy vọng khi mẹ bầu đến bệnh viện có thể kéo dài thai kỳ càng lâu càng tốt.

     Có những trường hợp xác định được nguyên nhân và điều trị thì thai kỳ có thể kéo dài an toàn đến 37 tuần, thậm chí đủ tháng mà rất ít nguy cơ cho bé. Vì vậy, khi rơi vào tình huống này mẹ bầu không nên quá căng thẳng mà phải đồng hành với các bác sĩ và bệnh viện, khi đó kết cục sẽ rất khả quan.

 

 

     2. Đa số bệnh viện tuyến trên mới có đơn vị chăm sóc trẻ dọa sanh non và sanh non

     Nếu mẹ bầu ở những xa xôi thì đến các bệnh viện hoặc các trung tâm y tế nhỏ có được hỗ trợ toàn bộ không? Hay các mẹ có những thông tin về việc mình nằm trong diện dọa sanh non phải ngay từ đầu tìm đến những bệnh viện lớn?

     BS.CK2 Trần Thị Mỹ Phượng - Phó Trưởng khoa Cấp cứu - Hồi sức Tích cực - Chống độc, Bệnh viện Hùng Vương trả lời: Các đơn vị chăm sóc trẻ dọa sanh non và sanh non đa số là bệnh viện tuyến trên. Bệnh viện Hùng Vương là bệnh viện có đơn vị Chăm sóc tích cực sơ sinh, đi kèm song song với khoa Sơ sinh.

    Đối với những mẹ bầu ở xa, đi đến trung tâm y tế gần thì một số trung tâm sẽ liên hệ đến Bệnh viện Hùng Vương để chuyển mẹ và bé đến bệnh viện để tiếp tục theo dõi.

     3. Tác dụng phụ của các phương pháp giữ em bé trong bụng mẹ thời gian dài được chứng minh không đáng kể

     Hiện nay phương pháp để giữ em bé trong bụng mẹ thời gian dài thì có tác dụng phụ gì về sau không? Vì nhiều mẹ lo ngại dùng thuốc nhiều quá từ khi con còn nằm trong bụng thì sau này con sẽ bị ảnh hưởng tác dụng phụ của thuốc. Và mẹ trải qua lo lắng như vậy có dẫn đến trầm cảm sau sinh không?

     BS.CK2 Hồ Viết Thắng trả lời: Không có loại thuốc nào sử dụng mà không có tác dụng phụ. Với từng tình huống riêng biệt, bác sĩ có thể cân nhắc làm sao càng ít tác dụng phụ càng tốt và lợi ích đem lại cao hơn tác dụng phụ.

     Trong quá trình sử dụng thuốc, bác sĩ sẽ thông tin với thai phụ và gia đình để khi có dấu hiệu cảnh báo thai phụ sẽ thông báo với điều dưỡng, hộ sinh,… nếu cần thiết sẽ ngưng và đổi thuốc.

     Hiện nay, có rất nhiều cơ sở khoa học để khẳng định các tác dụng phụ không đáng kể nếu bác sĩ thực sự cân nhắc sử dụng và lợi ích cao hơn rất nhiều nên mẹ bầu có thể an tâm.

     Khi đối diện với triệu chứng dọa sanh non, thậm chí sanh non thì áp lực đè nặng lên người phụ nữ rất nhiều. Stress cũng là một nguyên nhân gây sanh non. Chính vì vậy, hằng năm bệnh viện đều tổ chức tập huấn kỹ năng giao tiếp và kiểm tra đánh giá đối với các bác sĩ, nữ hộ sinh, để hiểu được tâm lý của mẹ bầu và giúp họ giảm bớt stress, căng thẳng.

     Tuy nhiên, người chồng cần thông cảm, hỗ trợ bằng trách nhiệm, tình thương đối với đứa con sanh non và đặc biệt là đối với người vợ đã trải qua chuyển dạ sanh non hoặc sanh non.

     Hy vọng các trường hợp thai phụ chuyển dạ sanh non sẽ không sanh non và các mẹ bầu được an toàn đến 37 tuần.

 

     4. Thuốc điều trị dự phòng sanh non có ưu và nhược điểm ra sao?

     Thuốc điều trị dự phòng sanh non chỉ định và chống chỉ định trên những trường hợp nào? Ưu và nhược điểm của phương pháp này ra sao? Sử dụng thuốc điều trị dự phòng sanh non, mẹ bầu cần ghi nhớ những gì ạ?

     BS.CK2 Trần Thị Mỹ Phượng trả lời: Thuốc luôn có tác dụng chính và tác dụng phụ, mặc dù khoa học phát triển nhưng vẫn có tác dụng phụ trong thuốc sử dụng.

     Tuy nhiên thuốc dự phòng sanh non rất hữu dụng trong những trường hợp sản phụ đã từng có tiền căn sanh non hoặc có thai lại quá nhanh (chưa đầy 18 tháng), cổ tử cung có phẫu thuật, đã khoét chóp hoặc cắt cụt cổ tử cung, sanh đôi.

     Lưu ý các thuốc này không được tự ý đến nhà thuốc mua về uống mà phải tuân theo hướng dẫn, chỉ định và sự kê toa của bác sĩ.

     Khi sử dụng các thuốc điều trị dọa sanh non nếu có tác dụng phụ quá nhiều, không chịu đựng được như ngứa, dị ứng, nổi mẩn hoặc trong quá trình sử dụng thuốc những cơn gò tử cung, triệu chứng đau bụng không thuyên giảm thì bắt buộc phải quay trở lại bệnh viện ngay.

 

 

     5Khi nào khâu vòng cổ tử cung hoặc đặt pessary, ưu và nhược điểm ra sao?

     Trường hợp nào có chỉ định khâu vòng cổ tử cung hoặc đặt pessary, thưa BS? Ưu và nhược điểm của các phương pháp này?

     BS.CK2 Hồ Viết Thắng trả lời: Có rất nhiều phương pháp dự phòng sanh non, tùy thuộc vào nguyên nhân của từng mẹ bầu. Một trong những nhóm nguyên nhân gây chuyển dạ sanh non, thậm chí sanh non là tình trạng cổ tử cung yếu tự nhiên (bẩm sinh) hoặc mắc phải (trong quá trình điều trị).

     Nếu mẹ bầu được chẩn đoán do yếu cổ tử cung sẽ có các phương pháp để can thiệp như khâu vòng cổ tử cung. Bất cứ phương pháp nào can thiệp trên thai phụ đều tiềm ẩn rủi ro, tuy nhiên phương pháp khâu vòng khá an toàn nếu được thực hiện bởi các bác sĩ có kinh nghiệm tai biến sẽ hạn chế.

     Để thực hiện phương pháp này thai phụ sẽ được giảm đau phù hợp nên không có cảm giác đau trong lúc thực hiện thủ thuật. Sau đó, nếu đau sẽ có thuốc giảm đau an toàn cho cả mẹ lẫn con.

     Ưu điểm của phương pháp này là làm cho tử cung chắc hơn, có thể vượt qua được nguy cơ sanh non để lưu giữ em bé lâu hơn trong bụng, thậm chí đến ngày thai đủ trưởng thành.

     Ngoài ra, có một số tác dụng không mong muốn như khâu vòng có thể làm tổn thương, vỡ ối nhưng rủi ro này rất thấp đối với các bác sĩ có kinh nghiệm. Hoặc chảy máu một ít sau khi khâu nhưng sẽ cầm máu ngay lập tức.

     Bên cạnh đó, để giữ được cổ tử cung chỉ khâu phải lớn hơn chỉ phẫu thuật thông thường, nên đôi khi thai phụ than phiền tiết dịch âm đạo nhiều hơn. Đó là do phản ứng với chỉ, không phải do viêm nên có thể yên tâm. Khi có triệu chứng viêm hãy thông báo với bác sĩ để sử dụng thuốc điều trị, có những thuốc điều trị viêm an toàn có thể sử dụng trong thai kỳ, không phải mang thai sẽ không được sử dụng thuốc.

     Đối với những trường hợp, vì một lý do nào đó mà không thể khâu vòng được hoặc mẹ bầu không muốn áp dụng phương pháp này thì có thể cân nhắc đặt vòng pessary. Đây là một thiết bị gần giống vòng tròn, đặt trong âm đạo để nâng cổ tử cung lên. Tuy nhiên, đây không phải là phương pháp tốt như khâu vòng. Khâu vòng có thể được áp dụng trong tình huống đã chuẩn bị sẵn sàng. Trong quá trình trước khi mang thai và mang thai đánh giá được nguy cơ thai phụ này sẽ có thể hở cổ tử cung thì sẽ khâu dự phòng, khi đó chưa có dấu hiệu của doạn sanh non. Hoặc trường hợp có triệu chứng dọa sanh non mà không có cơn co tử cung, không vỡ ối, không nhiễm trùng,… và nghĩ rằng do cổ tử cung thì có thể khâu cấp cứu, có thể ở tuần 24 - 26, tùy từng trường hợp. Khâu cấp cứu không an toàn bằng khâu theo kế hoạch, chính vì vậy mẹ bầu nên thăm khám thai kỳ đầy đủ, đúng lịch để khi phát hiện và dự phòng sẽ an toàn hơn là đối phó với tình trạng này.

     6Trước khi tiến hành khâu vòng cổ tử cung hoặc đặt pessary cần chú ý những gì?

     Với những trường hợp thực hiện khâu vòng cổ tử cung hoặc đặt pessary - trước khi tiến hành cần chú ý những gì và sau khi thực hiện cần tránh những gì, thưa BS?

     BS.CK2 Trần Thị Mỹ Phượng trả lời: Khi khâu vòng cổ tử cung sẽ có các bước chuẩn bị như khâu chương trình sẽ được tầm soát nhiễm trùng ở vùng âm đạo hoặc nhiễm trùng toàn thân. Sau khi điều trị xong nhiễm trùng bệnh nhân sẽ được nhập viện, nhịn ăn để vào phòng mổ, giảm đau trước khi thực hiện phẫu thuật. Sau phẫu thuật sẽ nằm lại vài ngày để kiểm tra và chắc chắn không có chảy máu, viêm nhiễm hoặc không có biến chứng như kích thích tạo ra cơn gò tử cung, khi ổn định mẹ bầu sẽ được ra về. Những trường hợp khâu cấp cứu sẽ tầm soát tương tự để đảm bảo không có cơn gò, xét nghiệm không có nhiễm trùng, vỡ ối,… Vị trí bánh nhau cũng rất quan trọng nếu vị trí bánh nhau nằm quá thấp thì khi may sẽ kích thích gây chảy máu rất nhiều và tỷ lệ thành công không cao.

Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác