Dinh dưỡng trên phụ nữ bị ung thư vú - Bệnh viện Hùng Vương

Dinh dưỡng trên phụ nữ bị ung thư vú - Bệnh viện Hùng Vương

Dinh dưỡng trên phụ nữ bị ung thư vú - Bệnh viện Hùng Vương

Dinh dưỡng trên phụ nữ bị ung thư vú - Bệnh viện Hùng Vương

Dinh dưỡng trên phụ nữ bị ung thư vú - Bệnh viện Hùng Vương
Dinh dưỡng trên phụ nữ bị ung thư vú - Bệnh viện Hùng Vương

Dinh dưỡng trên phụ nữ bị ung thư vú

     1. MỞ ĐẦU

     - Thay đổi chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt giúp giảm nguy cơ ung thư vú tái phát và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn

     - Một trong những yếu tố cần để giữ sức khỏe là duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh

      2. DUY TRÌ TRỌNG LƯỢNG CƠ THỂ KHỎE MẠNH

      - Tại sao duy trì trọng lượng cơ thể khoe mạnh là cần thiết?

  • Giảm nguy cơ ung thư vú tái phát
  • Giảm bệnh nền: đái tháo đường, tăng huyết áp, các bệnh lý ung thư khác-

     - Trọng lượng cơ thể khỏe mạnh là gì?

  • Trọng lượng cơ thể khỏe mạnh được tính dựa vào chỉ số BMI. BMI bình thường từ 18.5 - 24.9 (trên 65 tuổi, chỉ số này có thể cao hơn)

 

     3. LÀM SAO ĐỂ QUẢN LÝ CÂN NẶNG

  • Ăn chế độ ăn ít chất béo, nhiều rau, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt (gạo lức, bắp, mè, các loại đậu nguyên hạt)
  • Chọn kích cỡ khẩu phần hợp lý. Nên “tự nấu ăn” để “chủ động lượng thức ăn ăn vào” và đặc biệt “tránh những thức ăn có hàm lượng calo cao hơn” như thịt nhiều chất béo, thức ăn chiên, món tráng miệng và dầu mỡ khi nấu ăn
  • Hạn chế lượng calo từ đồ uống có ga, đồ uống có đường
  • Ăn những gì yêu thích một cách hợp lý, vừa đủ

     4. GIẢM CÂN HỢP LÝ

  • Tốc độ giảm cân an toàn và lành mạnh là từ từ, trong khoảng 0,5-1kg mỗi tuần
  • Kết hợp “chế độ ăn giảm calo" cộng với “tập thể dục”
  • Đặt mục tiêu và ghi nhật ký ăn uống để tăng thành công với việc ăn uống lành mạnh hơn hoặc giảm cân
  • Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh sau khi giảm cân

     5. ĂN UỐNG HỢP LÝ

  • Chất béo: 20 đến 35% tổng lượng calo khoảng 35-45g, 45-55 ml (9-11 muỗng cà phê) chất béo mỗi ngày. Tổng số này bao gồm cả chất béo trong thực phẩm, chẳng hạn như thịt, trứng, cá, các loại hạt và chất béo được thêm vào trong quá trình nấu nướng và tại bàn ăn.
  • Lựa chọn chất béo có trong thực phẩm có nguồn gốc thực vật như hạt, bơ và dầu thực vật.
  • Những giá trị này dựa trên những phụ nữ đang duy trì cân nặng của họ. Nếu cần tăng hoặc giảm cân, sẽ cần điều chỉnh nhu cầu calo ước tính hàng ngày của mình lên hoặc xuống.
  • Có một số bằng chứng chỉ ra rằng chất xơ có thể phòng chống một số loại ung thư. Tuy nhiên, liệu chất xơ có thể giảm nguy cơ tái phát ung thư vú thì điều này chưa được khẳng định. Nhưng chất xơ cũng đem lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe và được khuyến cáo là một phần của chế độ ăn lành mạnh.
  • Các thực phẩm từ đậu nành như hạt đậu tương, đậu phụ, các đồ uống làm từ đậu nành là những thực phẩm tốt cho sức khỏe và có chứa nguồn estrogen từ thực vật. Ăn các chế phẩm từ đậu nành ngay từ bé có thể giúp giảm nguy cơ ung thư vú. Những nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng việc sử dụng một lượng vừa phải chế phẩm đậu nành trong bữa ăn (một hoặc hai bữa ăn chế biển từ đậu nành mỗi ngày) là an toàn với bệnh nhân ung thư vú. Vì vậy, không khuyến cáo kiêng các thực phẩm làm từ đậu nành. Chế độ ăn điều độ, phong phú là tốt nhất cho người bệnh. Tuy nhiên với các thực phẩm chức năng có thành phần từ đậu nành thì bệnh nhân ung thư vú nên tránh.
  • Ăn đường là không tốt cho hệ miễn dịch là một sự hiểu nhầm. Cả tế bào bình thường và tế bào ung thư đều sử dụng đường là nguồn năng lượng. Tuy nhiên, loại bỏ đường ra khỏi chế độ ăn để chống ung thư là điều không thể. Chế độ ăn khỏe mạnh là chế độ ăn sử dụng nguồn đường tự nhiên có trong hoa quả và ngũ cốc nguyên hạt được khuyên dùng.
  • Thịt đỏ: không có khuyến cáo kiêng loại thức ăn này, tối ưu tiêu thụ <500g/ tuần
Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác