Viêm âm đạo: Dễ mắc, dai dẳng và đầy rắc rối
Theo thống kê của Bộ Y tế, 90% phụ nữ Việt Nam ở độ tuổi sinh sản mắc bệnh liên quan phụ khoa ít nhất một lần trong đời. Đáng chú ý hơn, những bệnh lý phụ khoa ở nữ giới đang có xu hướng trẻ hóa do độ tuổi quan hệ tình dục ngày càng sớm.
Trong đó, viêm âm đạo là tình trạng phổ biến và khiến các chị em khó chịu nhất, bởi sự dai dẳng và bất tiện. Tác nhân gây bệnh chủ yếu là nấm candida, trùng roi, tạp trùng hoặc một số loại virus, vi khuẩn gây các bệnh xã hội khác như xoắn khuẩn lậu, giang mai…
Trong cuộc sống sinh hoạt của người phụ nữ sẽ có rất nhiều điều kiện thuận lợi khiến cho các tác nhân kể trên có cơ hội xâm nhập, phát triển gây ra tình trạng viêm âm đạo như dùng kháng sinh lâu dài, thụt rửa âm đạo hay đặt thuốc âm đạo kéo dài, sử dụng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh để tắm rửa, do bệnh tiểu đường không kiểm soát hoặc suy giảm miễn dịch.
Viêm âm đạo không chỉ tác động đến tâm lý mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người phụ nữ, đồng thời gây ra những rắc rối trong sinh hoạt do hiện tượng ngứa, ra khí hư âm đạo. Nhất là trong thời kỳ mang thai, nếu không được phát hiện - điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.
Nếu không được điều trị kịp thời, dứt điểm sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn ngược dòng gây ra các bệnh viêm nhiễm phụ khoa nguy hiểm như viêm đường tiết niệu, viêm vùng chậu, viêm niêm mạc tử cung, cũng như là con đường dễ lây nhiễm các bệnh xã hội qua những tổn thương ở bộ phận sinh dục.
Viêm âm đạo, làm sao để điều trị dứt điểm?
Viêm âm đạo có biểu hiện khá điển hình, dễ nhận biết nhưng người phụ nữ thường bỏ qua vì nghĩ rằng đây là những điều bình thường.
- Vậy các triệu chứng cảnh báo viêm âm đạo là gì?
- Viêm âm đạo có chữa dứt điểm được không?
- Điều trị bệnh viêm âm đạo như thế nào là đúng cách?
- Sử dụng thuốc điều trị viêm âm đạo khi mang thai có an toàn cho em bé?
Tất cả những thắc mắc này sẽ được BS.CK2 Huỳnh Thị Thúy Mai - Trưởng khoa Hậu sản B của Bệnh viện Hùng Vương và BS.CK2 Võ Thị Mỹ Hạnh - Trưởng khoa Khám bệnh A - Bệnh viện Hùng Vương giải đáp trong chủ đề “Viêm âm đạo - Những điều cần biết”. Chương trình phát sóng vào lúc 19h, thứ 4, ngày 20/3/2024 trên fanpage Bệnh viện Hùng Vương cùng hệ thống đa kênh của AloBacsi (youtube/ website/ fanpage).
Đây là số phát sóng thứ 3 trong series Radar Sản phụ khoa do Bệnh viện Hùng Vương phối hợp cùng AloBacsi thực hiện định kỳ vào 19h Thứ 4 của tuần 1 và tuần 3 mỗi tháng. Số phát sóng kỳ này có sự đồng hành của Chương trình Dinh dưỡng Bà mẹ và Trẻ em từ Công ty Ajinomoto Việt Nam. Chương trình cung cấp hơn 2.500 thực đơn dinh dưỡng và nhiều tính năng hữu ích hỗ trợ chăm sóc tốt sức khỏe cho cả mẹ và bé.
BS.CK2 Huỳnh Thị Thúy Mai đang đảm nhiệm cương vị Trưởng khoa Hậu sản B của Bệnh viện Hùng Vương. Chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm, công tác trên nhiều lĩnh vực của Sản Phụ khoa, từ Siêu âm, Phụ nội, Phụ ngoại, Nội tiết đến Hồi sức cấp cứu, Hậu phẫu, Sanh.
BS.CK2 Võ Thị Mỹ Hạnh hiện đang là Trưởng khoa Khám bệnh A - Bệnh viện Hùng Vương. Bà có 27 năm gắn bó với ngành Y, trong đó có 25 năm không ngừng trau dồi, lĩnh hội kinh nghiệm và kiến thức trong lĩnh vực Sản Phụ khoa, đặc biệt là khám thai, khám phụ khoa, khám và tư vấn trẻ vị thành niên và tiền mãn kinh, tư vấn các biện pháp kế hoạch hóa gia đình.
Bài viết khác
- Các hình thức thanh toán (22-06-2023)
- Hướng dẫn tra cứu hóa đơn điện tử (20-12-2024)
- Đón xem Radar Sản phụ khoa số 21: Ngừa thai khẩn cấp và tránh thai hằng ngày - Như thế nào là đúng? (17-12-2024)
- Đăng ký trực tiếp theo số thứ tự tại bệnh viện (07-11-2022)
- Khám đặt hẹn - Khám chuyên gia (07-11-2022)