Đón xem Radar Sản phụ khoa số 20: Tiền sản giật - Tầm soát sớm, dự phòng kịp thời giúp ngăn chặn biến cố - Bệnh viện Hùng Vương

Đón xem Radar Sản phụ khoa số 20: Tiền sản giật - Tầm soát sớm, dự phòng kịp thời giúp ngăn chặn biến cố - Bệnh viện Hùng Vương

Đón xem Radar Sản phụ khoa số 20: Tiền sản giật - Tầm soát sớm, dự phòng kịp thời giúp ngăn chặn biến cố - Bệnh viện Hùng Vương

Đón xem Radar Sản phụ khoa số 20: Tiền sản giật - Tầm soát sớm, dự phòng kịp thời giúp ngăn chặn biến cố - Bệnh viện Hùng Vương

Đón xem Radar Sản phụ khoa số 20: Tiền sản giật - Tầm soát sớm, dự phòng kịp thời giúp ngăn chặn biến cố - Bệnh viện Hùng Vương
Đón xem Radar Sản phụ khoa số 20: Tiền sản giật - Tầm soát sớm, dự phòng kịp thời giúp ngăn chặn biến cố - Bệnh viện Hùng Vương

Đón xem Radar Sản phụ khoa số 20: Tiền sản giật - Tầm soát sớm, dự phòng kịp thời giúp ngăn chặn biến cố

Với người phụ nữ mang thai thì ngoài niềm vui có con thì tâm trạng hồi hộp lo lắng sẽ kéo dài, nhất là những tháng đầu và cuối thai kỳ. Trong nhiều loại bệnh rình rập thì tiền sản giật là căn bệnh rất đáng sợ mà mọi bà bầu đều muốn tránh. Bởi nó có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Tiền sản giật là bệnh lý xảy ra ở phụ nữ mang thai, với tỷ lệ mắc bệnh khoảng 2 - 5% và lên tới 8 - 12% ở một số quốc gia ở Châu Phi. Hàng năm, con số tử vong vì tiền sản giật lên tới 76.000 phụ nữ trên toàn cầu. Tại Việt Nam, theo các báo cáo, tỷ lệ tiền sản giật dao động 2,8 - 5,5 % trong toàn bộ thai kỳ.

Nhiều câu hỏi đặt ra: Làm sao để phát hiện sớm tiền sản giật mà ngăn chặn các biến cố? Tầm soát tiền sản giật có thể thực hiện tốt nhất từ khi nào? Theo dõi, điều trị tiền sản giật, đâu là những điểm cần lưu ý?

 

 

     Tất cả những thắc mắc này sẽ được PGS.TS.BS Huỳnh Nguyễn Khánh Trang - Trưởng khoa Sanh Bệnh viện Hùng Vương và BS.CK2 Lê Kim Bá Liêm - Trưởng khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực chống độc Bệnh viện Hùng Vương giải đáp trong chương trình Radar Sản Phụ khoa kỳ số 20 về chủ đề “Tiền sản giật: Tầm soát sớm, dự phòng kịp thời giúp ngăn chặn biến cố”.

     Kỳ 20 sẽ phát sóng vào lúc 19h, thứ 4, ngày 4/12/2024 trên fanpage Bệnh viện Hùng Vương cùng hệ thống đa kênh của AloBacsi với sự đồng hành của Chương trình Dinh dưỡng Bà mẹ và Trẻ em từ Công ty Ajinomoto Việt Nam. Chương trình cung cấp hơn 2.500 thực đơn dinh dưỡng và nhiều tính năng hữu ích hỗ trợ chăm sóc tốt sức khỏe cho cả mẹ và bé. Mời bạn đọc/ khán thính giả đón xem.

 

     PGS.TS.BS Huỳnh Nguyễn Khánh Trang hiện là Trưởng khoa Sanh, Bệnh viện Hùng Vương, là chuyên gia được các chị em, người bệnh “săn đón”, tìm kiếm nhiều trên AloBacsi. Bác sĩ có gần 30 năm công tác tại Bệnh viện Hùng Vương với nhiều cương vị, đồng thời còn là người thầy của nhiều thế hệ bác sĩ tại nhiều bệnh viện. Với kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm, chuyên gia đã ứng dụng các phương pháp trong điều trị và cứu sống nhiều bệnh nhân, đặc biệt là những trường hợp được xem là rất hiếm gặp.

     BS.CK2 Lê Kim Bá Liêm hiện là Trưởng khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Hùng Vương. Bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm, trau dồi chuyên môn trong các lĩnh vực siêu âm sản phụ khoa, cấp cứu sản phụ khoa cùng chứng nhận soi cổ tử cung, phẫu thuật viên cắt tử cung, sàn chậu…

Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác