Dọa sinh non là tình trạng xuất hiện các cơn co thắt tử cung, kèm theo những thay đổi ở cổ tử cung như mỏng và mở, có thể dẫn đến sinh non (sinh con trước 37 tuần thai). Dọa sinh non thường xảy ra trong khoảng từ tuần thứ 20 đến tuần thứ 37 của thai kỳ.
Sinh non càng xảy ra sớm thì sức khỏe của bé càng có nhiều nguy cơ. Nhiều trẻ sinh non (thiếu tháng) cần được chăm sóc đặc biệt tại phòng chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, nguy cơ mắc các bệnh về phổi, tim mạch, trí tuệ kém,... cũng cao hơn rất nhiều ở những trẻ bị sinh non.
Có tới 50% thai phụ bị dọa sinh non không rõ lý do, bởi vậy mà việc dự phòng cần được gia đình và mẹ bầu lưu tâm từ khi mang thai. Ngoài ra, hiểu rõ được các phương án điều trị hiện nay sẽ giúp gia đình sớm có chuẩn bị nếu không may thai phụ có các dấu hiệu của việc sinh non.
Các kênh tiếp nhận câu hỏi của Bệnh viện Hùng Vương cũng như AloBacsi thường xuyên được gửi gắm các câu hỏi như: Phải làm gì khi có dấu hiệu dọa sinh non? Điều trị dọa sinh non bằng cách nào? Có các biện pháp nào để phòng ngừa dọa sinh non hiệu quả?
Tất cả những thắc mắc này sẽ được BS.CK2 Hồ Viết Thắng - Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến, Bệnh Viện Hùng Vương và BS.CK2 Trần Thị Mỹ Phượng - Phó Trưởng khoa Cấp cứu - Hồi sức Tích cực - Chống độc, Bệnh Viện Hùng Vương giải đáp trong chương trình Radar Sản Phụ khoa kỳ số 23 với chủ đề “Dọa sanh non - Mẹ bầu đừng vội hoảng hốt”.
Kỳ 23 sẽ phát sóng vào lúc 19h, thứ 4, ngày 15/01/2025 trên fanpage Bệnh viện Hùng Vương cùng hệ thống đa kênh của AloBacsi (Youtube/ website/ fanpage). Mời quý khán thính giả đón xem.
Bài viết khác
- Lịch khám thai và lưu ý trong sinh hoạt khi mẹ bầu dọa sinh non (20-01-2025)
- Điều trị dự phòng sanh non có ưu và nhược điểm gì? (20-01-2025)
- Dấu hiệu cảnh báo dọa sinh non: Mẹ bầu cần biết ngay (20-01-2025)
- Chi phí điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm chỉ bằng 1% so với giai đoạn cuối (20-01-2025)
- Phương pháp và quy trình tầm soát ung thư cổ tử cung tại Bệnh viện Hùng Vương (20-01-2025)