1. Vì sao nên xây dựng thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng giữa ?
Xây dựng thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng giữa là rất cần thiết trong việc chăm sóc sức khỏe và sự phát triển toàn diện của thai nhi. Trong thời gian này, thai nhi đang phát triển, các cơ quan chính được hình thành vì vậy một thực đơn cân bằng dinh dưỡng sẽ cung cấp cho thai nhi các dưỡng chất thiết yếu như: chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất,...Những dưỡng chất này đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển các cơ quan xương, não và hệ thần kinh của bé.
Một thực đơn dinh dưỡng hợp lý có thể giúp cung cấp đủ năng lượng dinh dưỡng cho bà bầu để duy trì sức khỏe tốt và giảm nguy cơ mắc các vấn đề như: thiếu máu, táo bón, tăng huyết áp hay đái tháo đường thai kỳ…. Khi các mẹ có một thực đơn dinh dưỡng cân bằng còn có thể giúp kiểm soát tốt tình trạng tăng cân trong thai kỳ.
2. Những yêu cầu dinh dưỡng đối với thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng giữa
- Đủ năng lượng: Cần đảm bảo thực đơn có đủ năng lượng đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của mẹ và của bé.
- Chất đạm: Bổ sung đủ nguồn đạm vào thực đơn để hỗ trợ quá trình phát triển cơ, xương và các mô của thai nhi. Ưu tiên thịt gà, thịt bò, cá, đậu và các loại ngũ cốc nguyên hạt.
- Chất béo: Chất béo cần thiết cho sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của thai nhi. Tuy nhiên, các mẹ nên chọn các nguồn chất béo lành mạnh từ thực vật như dầu thực vật, hạnh nhân, hạt lanh và bơ.
- Chất bột đường: Còn gọi là Carbohydrate, là nguồn cung cấp năng lượng chính cho sự mọi hoạt động của cơ thể. Các loại thực phẩm chứa carbohydrate giúp cơ thể duy trì lượng đường trong máu ổn định như: gạo lứt, lúa mạch, ngũ cốc nguyên hạt…
- Canxi: Bổ sung đủ canxi sẽ hỗ trợ sự phát triển hệ xương và răng của thai nhi. Sữa, sữa chua, các loại hạt và rau xanh đều là những nguồn cung cấp canxi dồi dào.
- Sắt: Chất sắt hỗ trợ cho quá trình tạo máu, cần thiết cho cả mẹ và thai nhi. Thịt đỏ, đậu, rau bina, hải sản, socola đen,...là những nguồn bổ sung chất sắt dồi dào.
Ngoài ra một lưu ý quan trọng là mẹ nên tránh các chất kích thích: Hạn chế caffeine từ cà phê, trà, nước ngọt có ga và các loại đồ uống chứa caffeine khác. Không hút thuốc lá và rượu bia để tránh được các tác hại nguy hiểm cho cả mẹ và bé
* THỰC ĐƠN CHO MẸ BẦU 3 THÁNG GIỮA PHẢI ĐA DẠNG THỰC PHẨM
1. Gợi ý một vài thực đơn cho các mẹ bầu 3 tháng giữa
- Bữa ăn của mẹ bầu nên gồm 3 bữa ăn chính và 2 bữa ăn phụ để giúp bổ sung đủ năng lượng và giúp ổn định mức đường huyết.
* Thực đơn ngày 1:
- Bữa sáng: Phở gà
- Bữa trưa: Cơm, Cá kèo kho tộ, Canh bông cải đuôi heo, Cải bó xôi xào nấm, Dưa hấu
- Bữa tối: Cơm, Ba chỉ áp chảo, Canh mồng tơi mướp nấu tôm, Củ cải su su luộc, Nho
- Bữa phụ 1: Sữa tươi tách béo không đường, Sữa chua
- Bữa phụ 2: Sữa tươi tách béo không đường, Lê
Thực đơn ngày 1 cho mẹ bầu giai đoạn 3 tháng giữa khẩu vị Miền Nam
* Thực đơn ngày 2:
- Bữa sáng: Bánh mì heo quay, Nước cam tươi
- Bữa trưa: Cơm, Cánh gà chiên bơ, Canh bí đỏ nấu xương, Gỏi rau muống trộn thịt, Chuối tây
- Bữa tối: Cơm, Bò lúc lắc, Canh cải xanh nấu nghêu, Đậu cô ve xào cà chua, Quýt
- Bữa phụ 1: Sữa tươi tách béo không đường, Phô mai
- Bữa phụ 2: Sữa tươi tách béo không đường, Xoài
Thực đơn ngày 2 cho mẹ bầu giai đoạn 3 tháng giữa khẩu vị Miền Nam
Việc sử dụng đa dạng thực phẩm trong bữa ăn là một yếu tố quan trọng được khuyến nghị cho mẹ bầu trong suốt thời gian thai kỳ. Các bữa ăn phong phú, đa dạng các loại thực phẩm sẽ giúp đảm bảo cung cấp đầy đủ nhất chất dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi, hơn nữa còn giúp các mẹ tránh cảm giác nhàm chán, tăng sự hứng thú trong việc ăn uống. Mẹ bầu có thể thử chế biến các món mới, các công thức khác nhau để biến việc ăn uống trở thành trải nghiệm thú vị mỗi ngày. Chương trình Dinh dưỡng Mẹ và Bé hiện đang cung cấp rất nhiều thực đơn với hơn 2000 món ăn cho mẹ bầu thoải mái lựa chọn để có chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ dinh dưỡng trong suốt thai kỳ.
Bài viết khác
- Đón xem Radar Sản phụ khoa số 20: Tiền sản giật - Tầm soát sớm, dự phòng kịp thời giúp ngăn chặn biến cố (05-12-2024)
- Hướng dẫn quản lý thai kỳ có vết mổ cũ để tránh rủi ro cho mẹ và con (05-12-2024)
- Mang thai có vết mổ cũ: Theo dõi ra sao, thăm khám thế nào? (05-12-2024)
- Thai phụ có vết mổ cũ phải đối mặt với những nguy cơ gì? (05-12-2024)
- Đón xem Radar Sản phụ khoa số 19: Quản lý thai ở thai phụ có vết mổ cũ (05-12-2024)