Hỏi đáp về siêu âm trong thai kỳ - Bệnh viện Hùng Vương

Hỏi đáp về siêu âm trong thai kỳ - Bệnh viện Hùng Vương

Hỏi đáp về siêu âm trong thai kỳ - Bệnh viện Hùng Vương

Hỏi đáp về siêu âm trong thai kỳ - Bệnh viện Hùng Vương

Hỏi đáp về siêu âm trong thai kỳ - Bệnh viện Hùng Vương
Hỏi đáp về siêu âm trong thai kỳ - Bệnh viện Hùng Vương

Hỏi đáp về siêu âm trong thai kỳ

     1. Sóng siêu âm không làm ảnh hưởng đến mẹ bầu và thai nhi

     Mẹ bầu có rất nhiều lo lắng khi siêu âm như: Siêu âm nhiều có ảnh hưởng sự phát triển của em bé không? Siêu âm có tác dụng phụ không? Nhờ BS giải đáp những thắc mắc này cho mẹ bầu ạ!

     BS.CK2 Hoàng Thị Thanh Thảo - Phó Trưởng khoa Sanh, Bệnh viện Hùng Vương trả lời: Siêu âm nhiều lần không ảnh hưởng thai nhi. Sóng siêu âm có mức độ rất thấp so với X-quang, CT.

     Đã có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề siêu âm có ảnh hưởng đến ADN của em bé hay không, các chuyên gia cũng trả lời không ảnh hưởng.

     Hiện nay siêu âm được sử dụng rất đại trà và chưa ghi nhận trên vấn đề xã hội hay lâm sàng tại các bệnh viện báo hiệu có ảnh hưởng đến em bé.

     Sóng siêu âm cũng không gây ra tác dụng phụ cho mẹ và em bé, vì sóng siêu âm không nóng, cường độ thấp, không làm bỏng da mẹ và con, kỹ thuật không xâm lấn nên không đau, nên siêu âm nhiều cũng không ảnh hưởng đến em bé.

 

 

     2. Siêu âm đầu dò âm đạo không phải nguyên nhân gây sảy thai

     Một lo ngại rất thường gặp ở các mẹ bầu trong giai đoạn đầu của thai kỳ đó là: siêu âm đầu dò âm đạo có phải là nguyên nhân gây ra sẩy thai? Nỗi lo này của các chị em có cơ sở không thưa BS?

     BS.CK2 Nguyễn Đình Vũ - Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Hùng Vương trả lời: Siêu âm đầu dò âm đạo là kỹ thuật siêu âm sử dụng đầu dò đặc biệt, đầu dò này sẽ được bọc bao cao su, bôi gel và đưa vào âm đạo. Đầu dò sẽ tiếp xúc ngay gần tử cung, không đi vào trong chạm thai hay lòng tử cung, vì vậy về nguyên tắc không ảnh hưởng thai và cấu trúc trong lòng tử cung, do đó siêu âm đầu dò được chứng minh an toàn đối với các siêu âm sản phụ khoa nói chung.

     Tuy nhiên, một lo ngại đối với các sản phụ có những biến chứng thai như ra huyết, đau bụng… sau siêu âm xảy ra hiện tượng sảy thai, điều này có thể được lý giải là thai đã có dấu hiệu bất thường, khi sử dụng đầu dò siêu âm để đánh giá việc có thai trong tử cung sẽ trùng hợp với việc sảy thai, do đó một số người vẫn đưa ra vấn đề siêu âm là nguyên nhân của sảy thai. Tuy nhiên trên thế gới và các nghiên cứu nhận thấy siêu âm đầu dò âm đạo là siêu âm an toàn, gần như không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai.

 

 

     3. Nguyên nhân nào dẫn đến sai số trên kết quả siêu âm ở các cơ sở y tế khác nhau?

     Thực tế, mẹ bầu có thể siêu âm ở các cơ sở y tế khác nhau và đôi khi cho kết quả khác nhau, càng khiến chị em lo lắng. Những lý do nào dẫn đến việc siêu âm 2 nơi cho 2 kết quả khác nhau vậy, thưa BS?

     BS.CK2 Hoàng Thị Thanh Thảo trả lời: Siêu âm an toàn, không ảnh hưởng lên mẹ và bé, nhưng không nên lạm dụng mà nên theo chỉ định hoặc những gợi ý, tư vấn của bác sĩ yêu cầu để thực hiện, không nên tự ý siêu âm.

     Thực tế nhiều vợ chồng có con đầu rất lo lắng, đi đến các cơ sở siêu âm. Tuy nhiên một khi đã đi siêu âm chắc chắn sẽ có sự chênh lệch do máy móc (thương hiệu, chất lượng), máy của mỗi hãng sẽ có ưu nhược điểm khác nhau. Hoặc do kỹ thuật, thời điểm siêu âm chênh lệch sẽ cho ra chỉ số khác nhau, dẫn đến cân nặng, bất thường khác nhau.

     Phần lớn thai phụ đi khám sẽ có các dâu hỏi: Mấy ký vậy bác sĩ? Con trai hay con gái? Trong đó cân nặng cần dựa vào chỉ số, mỗi máy khác nhau, chỉ số, tham chiếu, quy trình của mỗi bệnh viện đều khác nhau dẫn đến sai số. Bên cạnh đó, sai số còn từ nguyên nhân mẹ mập hoặc ốm, đo đạc thiếu nước ối, bụng khó chịu, không tập trung, lo lắng… đều đưa đến vấn đề sai số giữa các bác sĩ như nhau.

     Khuyến cáo siêu âm an toàn nhưng phải theo chỉ định của bác sĩ và nên đến cơ sở nào để có độ tin cậy, uy tín cao để theo dõi thai kỳ an toàn.

     4. Thai nhi “trốn” bác sĩ khi siêu âm, phải làm sao?

     Mỗi lần siêu âm mẹ bầu rất mong chờ, vì thông qua hình thức này, mẹ có thể quan sát thấy em bé cũng như biết được tình trạng sức khỏe của con. Thực tế, có nhiều trường hợp siêu âm thai rất nhiều lần nhưng “thai nhi vẫn trốn bác sĩ/trốn mẹ”.

     - Tình trạng này có đáng lo ngại, thưa BS?

     - Mẹ bầu lo ngại việc em bé “trốn” như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến việc quan sát của BS khi siêu âm. BS có thể chia sẻ thêm về điều này ạ!

     BS.CK2 Nguyễn Đình Vũ trả lời: Việc em bé trốn bác sĩ là đièu bình thường, thuật ngữ này mô tả em bé quay úp ra sau, chân, tay che, cơn gò tử cung làm hạn chế việc khảo sát. Trường hợp em bé trốn bác sĩ xảy ra khá phổ biến, khoảng 10-20% trường hợp khảo sát hình thái sẽ xảy ra, nhưng đây là điều không đáng lo ngại.

     Tuy nhiên, việc em bé trốn bác sĩ sẽ ảnh hưởng đến khảo sát, vì khi em bé ở những tư thế không thuận lợi, có thể sẽ không thể quan sát rõ các cấu trúc của em bé. Khi không thuận lợi bác sĩ sẽ cho nghỉ ngơi, ăn, uống hoặc đi dạo nhẹ, một số bé trong vòng vài phút sẽ quay ra để thuận lợi cho việc khảo sát. Những trường hợp đã thử nhiều lần nhưng em bé vẫn không quay ra thường bác sĩ sẽ hẹn khảo sát lại toàn bộ hoặc khảo sát một bộ phần nào đó chưa quan sát được.

     - Mẹ bầu có thể làm gì trước và trong khi siêu âm để thai nhi hợp tác hơn - cho mẹ nhìn mặt trong tình huống này ạ.

     BS.CK2 Nguyễn Đình Vũ trả lời: Không có cách tuyệt đối nhưng một số nơi khuyến cáo trước khi đi siêu âm khảo sát, mẹ có thể ăn uống nhẹ, không ăn quá no, đi dạo, khi lên siêu âm ráng thả lỏng cơ thể, không lo lắng, gồng tay, chân. Bên cạnh đó cần cố gắng tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, xoay các bên sẽ giúp cho việc khảo sát thuận lợi hơn.

 

Mẹ bầu có thể ăn nhẹ, đi dạo, uống nước, giữ tinh thần thoải mái trước khi đến siêu âm

     5. 6 lưu ý về siêu âm mẹ bầu cần biết

     Cuối cùng, nhờ BS chia sẻ một số lưu ý mà mẹ bầu cần nhớ khi siêu âm thai kỳ ạ!

     BS.CK2 Hoàng Thị Thanh Thảo trả lời: Khi siêu âm thau kỳ, mẹ bầu cần lưu ý:

     Thứ nhất, chọn cơ sở uy tín để đến khám và siêu âm.

     Thứ hai, khi đến cơ sở y tế, nên mang hồ sơ theo để bác sĩ lâm sàng so sánh lại các kết quả, bất thường trước đó, gợi ý cho bác sĩ siêu âm có một khảo sát cẩn thận hơn, hiện còn, đã mất, hay vẫn diễn tiến.

     Thứ ba, chủ động đặt lịch hẹn online ở cơ sở y tế đó vì có những trường hợp siêu âm đo độ mờ da gáy, siêu âm hình thái học, 4D… các siêu âm này thường rất đông nên chờ lâu, để tránh tình trạng chờ đợi cần đặt hẹn trước.

     Thứ tư, phải uống nước, ăn nhẹ đủ sức, thường trong thai kỳ bác sĩ cũng khuyến cáo thai phụ nên ăn chia ra nhiều cữ nhỏ, khi đi siêu âm ăn no cũng làm cản trở, giảm hiệu quả siêu âm, uống nước để bé có đủ nước tung tăng giúp bác sĩ thấy được các bất thường.

     Thứ năm, nên siêu âm các kỹ thuật theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý lạm dụng đi siêu âm đại trà, điều này có thể dẫn đến nhiều kết quả khác nhau làm mẹ lo lắng nhiều.

     Thứ sáu, trong quá trình siâu âm, hãy chia sẻ các vấn đề thắc mắc, giao tiếp với bác sĩ để hỏi trực tiếp, sau đó bác sĩ lâm sàng sẽ tư vấn các nguy cơ cho mẹ bầu.

 

Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác