1. Chỉ định insulin: điều trị đái tháo đường
2. Liều dùng: tuân thủ liều chỉ định của bác sĩ
3. Đường dùng: tiêm dưới da
4. Vị trí tiêm insulin
- Bụng, đùi, mông
- Thường xuyên thay đổi vị trí tiêm để giảm thiểu hiện tượng kích ứng, sưng tấy tại vị trí tiêm.
5. Các tác dụng phụ có thể gặp khi tiêm insulin
- Dị ứng
- Nhiễm khuẩn tại vị trí tiêm
- Hạ đường huyết
Cần thông báo ngay cho nhân viên y tế nếu bệnh nhân có những biểu hiện bất thường sau khi tiêm insulin.
Để hạn chế một số tác dụng phụ như nhiễm khuẩn vị trí tiêm: nên rửa tay sạch, sát khuẩn vị trí tiêm, sát khuẩn đầu bút gắn kim và thay kim mỗi lần tiêm.
6. Hướng dẫn sử dụng bút tiêm insulin
- Bước 1: Mở nắp bút tiêm, lăn bút trong lòng bàn tay và lắc nhẹ bút tiêm để được hỗn dịch trắng đồng nhất.
- Bước 2: Lắp kim tiêm vào bút tiêm
- Bước 3: Đuổi bọt khí
+ Vặn bút tiêm ở mức 2 đơn vị và bơm hết 2 đơn vị này sẽ có
một giọt insulin ở đầu kim.
+ Nếu không có giọt insulin xuất hiện, thay kim và lặp lại quá trình này không quá 6 lần.
+ Cần thay bút tiêm mới nếu giọt insulin vẫn không xuất hiện ở lần 6
- Bước 4: Lấy liều thuốc – chọn mức liều insulin tương ứng bằng cách xoay lấy liều
- Bước 5: Chọn vị trí tiêm
- Bước 6: Véo da và đâm kim tiêm một góc 90 độ, đợi 10 giây trước khi rút mũi tiêm
- Bước 7: Rút nhanh kim tiêm, loại bỏ kim tiêm, đóng nắp bút tiêm và bảo quản bút tiêm ở nhiệt độ thường
7. Bảo quản bút tiêm insulin
- Bút tiêm insulin chưa sử dụng:
+ Bảo quản trong tủ lạnh 2-8°C, không làm đông lạnh.
+ Tránh ánh sáng, tránh ánh nắng trực tiếp. Đậy nắp bút tiêm sau mỗi lần sử dụng.
+ Thời hạn sử dụng bút tiêm kể từ lần sử dụng bút đầu tiên: xem hướng dẫn nhà sản xuất.
Bài viết khác
- Đăng ký trực tiếp theo số thứ tự tại bệnh viện (07-11-2022)
- Khám đặt hẹn - Khám chuyên gia (07-11-2022)
- Các hình thức thanh toán (22-06-2023)
- Hướng dẫn tra cứu hóa đơn điện tử (20-12-2024)
- Đón xem Radar Sản phụ khoa số 21: Ngừa thai khẩn cấp và tránh thai hằng ngày - Như thế nào là đúng? (17-12-2024)