Lạc nội mạc tử cung - Bệnh viện Hùng Vương

Lạc nội mạc tử cung - Bệnh viện Hùng Vương

Lạc nội mạc tử cung - Bệnh viện Hùng Vương

Lạc nội mạc tử cung - Bệnh viện Hùng Vương

Lạc nội mạc tử cung - Bệnh viện Hùng Vương
Lạc nội mạc tử cung - Bệnh viện Hùng Vương

Lạc nội mạc tử cung

BỆNH LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG

1. Định nghĩa:

       Lạc nội mạc tử cung là tình trạng xảy ra khi các tế bào nội mạc tử cung (hay màng trong tử cung, là loại mô hình thành nên lớp niêm mạc tử cung) được tìm thấy bên ngoài tử cung của phụ nữ như: cơ tử cung, buồng trứng, vòi trứng, vùng chậu, bàng quang, trực tràng…

2. Triệu chứng:

       Một số phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung rộng mà không có triệu chứng; một số lạc nội mạc tử cung ít nhưng đau không chịu nổi. Đau bụng kinh là một triệu chứng căn bản giúp chẩn đoán, nhất là mới bắt đầu sau vài năm có kinh mà không bị đau bụng.

Đau vùng giữa tiểu khung có tính chất chu kỳ, đặc biệt là đau trước hoặc trong thời kỳ kinh nguyệt (thống kinh) và trong khi quan hệ tình dục (đau khi giao hợp) là dấu hiệu điển hình, và có thể tiến triển và mạn tính (kéo dài > 6 tháng).

3. Nguyên nhân:

- Giả thuyết được chấp nhận rộng rãi nhất đối với sinh lý bệnh học của nội mạc tử cung là các tế bào nội mạc tử cung di chuyển từ buồng tử cung trong kỳ kinh nguyệt và bám dính vào các vị trí ngoài tử cung. Phổ biến là dòng chảy ngược của tổ chức trong chu kỳ kinh qua vòi trứng vào ổ bụng; hệ bạch huyết và hệ thống tuần hoàn có thể vận chuyển, các tế bào nội mạc đến những vị trí xa hơn (như khoang màng phổi).

- Các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra đối với lạc nội mạc tử cung là:

+ Tiền sử gia đình đối với những người rất thân thuộc thế hệ thứ nhất đã từng bị lạc nội mạc tử cung;

+ Trì hoãn sinh con hoặc không sinh con;

+ Có kinh lần đầu sớm;

+ Mãn kinh muộn;

+ Chu kỳ kinh nguyệt rút ngắn (< 27 ngày) với kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài (> 8 ngày);

+ Dị tật ống dẫn trứng Müllerian (ví dụ: di tích sừng tử cung không thông, giảm sản cổ tử cung kèm theo tắc nghẽn đường ra ngoài của tử cung);

+ Tiếp xúc với diethylstilbestrol trong tử cung.

4. Chẩn đoán:

       Chẩn đoán lạc nội mạc tử cung phải được khẳng định bằng trực quan trực tiếp, thông thường là qua nội soi ổ bụng vùng chậu, nhưng đôi khi qua phẫu thuật mở ổ bụng, khám âm đạo, nội soi đại tràng sigma, hoặc nội soi bàng quang.

Về mặt đại thể (ví dụ trắng, đỏ, xanh dương, nâu, đen) và kích thước của nang lạc nội mạc thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, thông thường, các tổn thương ban đầu có màu rõ ràng hoặc màu đỏ (xuất huyết). Khi máu trong các thương tổn bị oxy hóa, nên chuyển sang màu tím, sau đó chuyển sang màu nâu; sau đó chuyển sang đốm nâu hơi xanh hoặc hơi tía có kích thước > 5 mm và giống như vết bỏng bột.

Về mặt vi thể, quan sát được các tuyến nội mạc tử cung và mô đệm. Các thành phần mô đệm mà không thấy các thành phần tuyến thì có thể là biến thể hiếm gặp của lạc nội mạc tử cung được gọi là lạc nội mạc mô đệm.

5. Điều trị:

- Các thuốc chống viêm không có steroid (NSAID) để điều trị cảm giác đau;

- Thuốc tránh thai estrogen-progestin;

- Thuốc ức chế chức năng buồng trứng;

- Phẫu thuật bảo tồn hoặc cắt bỏ mô nội mạc tử cung, có hoặc không có thuốc;

- Cắt tử cung hoàn toàn đường bụng có kèm theo cắt cả hai phần phụ nếu như bệnh nghiêm trọng và bệnh nhân đã hoàn tất việc sinh đẻ.

6. Biến chứng:

Biến chứng bệnh chủ yếu đau ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, thiếu máu mạn tính, và tình trạng vô sinh.

7. Phòng ngừa:

Thường không có biện pháp phòng ngừa có hiệu quả, chủ yếu tư vấn bệnh nhân trong độ tuổi sinh sản sinh con trong thời gian sớm nhất giúp bệnh thuyên giảm.

8. Liên hệ thực tế bệnh viện Hùng Vương:

       Lạc nội mạc tử cung là bệnh thường gặp trong mô hình bệnh tật (10 bệnh phụ khoa hay gặp) tại phòng khám. Bệnh nhân có thể liên hệ khám trực tiêp tại khối phòng khám thường, dịch vụ, chuyên gia để được tư vấn và điều trị tuỳ theo mức độ bệnh và có thể điều trị theo phác đồ của bệnh viện.

BS Huỳnh Thụy Thảo Quyên - Khoa Khám bệnh A

Cập nhật: 17/4/2023

Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác