Lịch khám thai và lưu ý trong sinh hoạt khi mẹ bầu dọa sinh non - Bệnh viện Hùng Vương

Lịch khám thai và lưu ý trong sinh hoạt khi mẹ bầu dọa sinh non - Bệnh viện Hùng Vương

Lịch khám thai và lưu ý trong sinh hoạt khi mẹ bầu dọa sinh non - Bệnh viện Hùng Vương

Lịch khám thai và lưu ý trong sinh hoạt khi mẹ bầu dọa sinh non - Bệnh viện Hùng Vương

Lịch khám thai và lưu ý trong sinh hoạt khi mẹ bầu dọa sinh non - Bệnh viện Hùng Vương
Lịch khám thai và lưu ý trong sinh hoạt khi mẹ bầu dọa sinh non - Bệnh viện Hùng Vương

Lịch khám thai và lưu ý trong sinh hoạt khi mẹ bầu dọa sinh non

      1. Mẹ bầu có nguy cơ sanh non cần chú ý gì trong sinh hoạt và ăn uống hằng ngày?

     Những sinh hoạt nào có thể làm và những sinh hoạt nào mẹ bầu bắt buộc phải tránh khi có nguy cơ sinh non, thưa BS? Có nên nghỉ ngơi tuyệt đối trên giường, vì sao?

     - Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò như thế nào trong tình huống này và nếu có thì cần kiêng gì, nên tăng cường ăn uống những chất/thực phẩm nào? 

     BS.CK2 Hồ Viết Thắng - Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến Bệnh viện Hùng Vương trả lời: Các sinh hoạt thông thường đã được chứng minh không làm tăng nguy cơ hoặc triệu chứng của sanh non hay dọa sanh non. Trừ những trường hợp có hướng dẫn cụ thể của bác sĩ phải nằm tại giường như đã vỡ ối hoặc những trường hợp đặc biệt thì đối với mẹ bầu có triệu chứng dọa sanh non hoặc nguy cơ sanh non nên:

- Hạn chế các công việc nặng nhọc hoặc stress cao.

- Vấn đề quan hệ tình dục không nên xảy ra trong thời gian có nguy cơ.

- Đối với những sinh hoạt hằng ngày như đi lại, ăn uống mẹ bầu vẫn có thể thực hiện nhẹ nhàng bình thường.

     Khi thai phụ nằm tại chỗ, không vận động nguy cơ huyết khối rất nhiều, xuất hiện những cục máu đông trên mạch máu. Do đó mẹ bầu không nên nằm một chỗ.

     BS.CK2 Trần Thị Mỹ Phượng - Phó Trưởng khoa Cấp cứu - Hồi sức Tích cực - Chống độc, Bệnh viện Hùng Vương trả lời: Giống với các thai kỳ bình thường, phải ăn uống các thức ăn bổ dưỡng, đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng chính: đạm, đường, chất béo và vi chất, rau, trái cây. Chọn thức ăn dễ tiêu hóa và đầy đủ dinh dưỡng.

     Đặc biệt những trường hợp mẹ hoặc em bé duy dinh dưỡng thì phải tăng cường dinh dưỡng. Tuy nhiên, không ăn quá nhiều đường để tránh tăng đường huyết.

     Một số trường hợp khuyến cáo nên nằm nghiêng trái để tăng lưu lượng máu đến nuôi thai kỳ để thai phát triển tốt hơn, tuy nhiên một số mẹ bầu không nằm được nghiêng trái thì cứ nằm tư thế nào mẹ thoải mái nhất thì con sẽ tốt nhất.

 

 

      2. Việc thăm khám định kỳ cho mẹ bầu dọa sanh non sẽ thay đổi như thế nào?

     Việc thăm khám định kỳ cho mẹ bầu dọa sanh non sẽ thay đổi như thế nào ạ? Trong những lần thăm khám này, mẹ bầu cần cung cấp những thông tin gì cho bác sĩ ạ?

     BS.CK2 Hồ Viết Thắng trả lời: Trừ những trường hợp phải nhập viện thì các mẹ bầu có nguy cơ sanh non cao hoặc dọa sanh non lịch khám thai sẽ gần hơn. Ví dụ bình thường tuổi thai đó từ 2 - 4 tuần mới quay lại thì mẹ bầu dọa sanh non khi khám thai sẽ được đánh giá từng trường hợp và bác sĩ sẽ khuyến cáo tái khám lại trong khoảng 3 ngày đến 1 tuần, lịch tái khám được ghi ghép đầy đủ trong hồ sơ.

     Mẹ bầu có thể trao đổi với bác sĩ về các dấu hiệu để quay lại sớm hơn như: thấy triệu chứng đau bụng hay bụng co thắt nhiều hơn hay đi đứng khó khăn hoặc ra máu, âm đạo tiết dịch hoặc trường hợp ra nước hay em bé đạp ít, có dấu hiệu cảnh báo phải quay lại sớm hơn, không nhất thiết phải theo lịch, thậm chí về đến nhà phải quay lại ngay và không cần xếp hàng khám. Nếu thấy dấu hiệu có khả năng nguy hiểm thì có thể vào thẳng khoa Cấp cứu đánh giá sớm hơn để an toàn hơn cho mẹ bầu, không nhất thiết phải luôn luôn đi theo lịch hẹn.

     Sau một vài lần thăm khám mà bác sĩ xác định nguy cơ sanh non hoặc tình trạng dọa sanh non đã giảm hoặc khỏi thì lịch tái khám sẽ xa hơn, thậm chí trở lại lịch ban đầu. Bác sĩ sẵn sàng hỗ trợ các mẹ bầu trong mọi tình huống để có kết cục thật tốt cho cả mẹ và bé. Khi mẹ bầu sanh non quay lại khám, đầu tiên bác sĩ sẽ hỏi tình trạng sức khỏe chung của người mẹ. Các mẹ bầu có nguy cơ sanh non hay dọa sanh non chắc chắn sẽ sử dụng thuốc để phòng ngừa, mỗi thuốc đều có lợi ích cao nhưng sẽ có tác dụng phụ như buồn ngủ, sót ruột, buồn nôn,… Ngoài ra bác sĩ sẽ lưu ý những triệu chứng mà mẹ bầu cảm giác trước đó. Ví dụ trước khi đi khám, trong 1 tiếng có bao nhiêu cơn đau bụng thì sau khi uống thuốc bao lâu mới xuất hiện đau bụng,… Nếu các triệu chứng này giảm đi thì mẹ bầu có thể an tâm. Nếu triệu chứng không giảm hoặc nhiều hơn thì sẽ cân nhắc những điều trị phù hợp hơn, thậm chí có những xét nghiệm chuyên sâu hơn, nếu cần có thể nhập viện để đánh giá tình trạng sanh non, cũng như nguyên nhân và có can thiệp phù hợp.

 

BS.CK2 Hồ Viết Thắng - Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến Bệnh viện Hùng Vương

     3. Những mẹ bầu dọa sinh non, nên sinh thường hay sinh mổ?

     Những mẹ bầu dọa sinh non, nên sinh thường hay sinh mổ, thưa BS? Có điều kiện nào đặc biệt khi lựa chọn những cơ sở y tế khi chuyển dạ ạ?

     BS.CK2 Trần Thị Mỹ Phượng trả lời: Dọa sanh non không phải là chỉ định để mổ sanh, có khả năng theo dõi chuyển dạ như các trường hợp thông thường. Tuy nhiên trẻ sanh non có thể chịu đựng cuộc chuyển dạ yếu hoặc tim thai giảm đột ngột, ngôi bất thường thì mới mổ sanh còn dọa sanh non và sanh non không làm tăng chỉ định mổ sanh của bác sĩ.

 

BS.CK2 Trần Thị Mỹ Phượng - Phó Trưởng khoa Cấp cứu - Hồi sức Tích cực - Chống độc, Bệnh viện Hùng Vương

     4Có cách nào ngăn chặn nguy cơ dọa sanh non ở những lần tiếp theo?

     Mẹ bầu bị dọa sinh non, nguy cơ trong những lần mang thai tiếp theo ra sao và liệu có cách nào để ngăn chặn cho các mẹ khi mang thai tập 2, tập 3…?

     BS.CK2 Hồ Viết Thắng trả lời: Trong chuyển dạ sanh non, dọa sanh non có những nhóm nguyên nhân có thể biết trước khi mang thai, biết trong quá trình mang thai hoặc xuất hiện khi bắt đầu có triệu chứng. Vì vậy đối với những mẹ bầu lần trước mang thai có sanh non thì những lần mang thai sau sẽ tăng nguy cơ, tăng rủi ro hơn, nhưng không có nghĩa là lần đầu sanh non thì các lần sau sẽ sanh non vì vậy phải đi khám. Trước khi dự định mang thai lần tiếp theo nên đi khám trước để bác sĩ hỏi lại bệnh sử, tìm nhóm nguyên nhân có thể điều trị được trước khi mang thai. Trong khi mang thai lần tiếp theo cũng nên đi khám thai ngay từ đầu, tốt nhất là nên khám một đơn vị có trình độ chuyên môn cao và khám cố định để xác định nguy cơ khi mang thai và can thiệp. Nếu sanh non có nguyên nhân rõ ràng như lần trước dọa sanh non vì viêm ruột thừa thừa khi đã xử trí, đến lần mang thai này nguy cơ đó gần như không lặp lại. Vì vậy mẹ bầu cứ an tâm, khi theo sự hướng dẫn của bác sĩ rủi ro sẽ giảm tối đa, nếu có xảy ra rủi ro thì nguy hiểm cũng sẽ rất ít.

Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác