Lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ

Lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ

Lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ

Lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ

Lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ
Lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ

Lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ

LỢI ÍCH CỦA NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ

1. Tổng quan

Sữa mẹ là thức ăn lý tưởng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sữa me cung cấp cho trẻ sơ sinh tất cả các dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển khoẻ mạnh của trẻ. Không chỉ là nguồn dinh dưỡng tiêu chuẩn, sữa mẹ còn mang lại nhiều lợi ích về sức khoẻ, kinh tế, xã hội…

2. Sữa mẹ được "sản xuất" như thế nào?

- Sữa mẹ được sản xuất tại các nang tuyến sữa. Trong thai kỳ, các nang tuyến sữa phát triển mạnh dưới tác dụng của các Hormon sinh dục, sẵn sàng cho nhiệm vụ sản xuất sữa sau sanh.

- Nếu cho bé bú đúng cách, động tác trẻ bú mẹ tạo nên xung động cảm giác từ núm vú, kích thích tuyến yên tiết ra hai Hormone là Prolactine và Oxytocin vào máu mẹ. Prolactine là Hormon quan trọng kích thích tế bào tuyến vú tạo sữa và ức chế rụng trứng. Oxytocine là Hormone có vai trò tống xuất tia sữa.

- Mẹ lo lắng, căng thẳng, đau đớn... sẽ làm cản trở phản xạ tạo ra prolactin và oxytocine, dẫn đến giảm lượng sữa.

Các thành phần có trong sữa mẹ

- Protein: Sữa mẹ có số lượng protein (đạm) ít hơn sữa động vật nhưng có đủ các loại Acid amin cần thiết với tỷ lệ cân đối và dễ hấp thu vì vậy rất phù hợp với chức năng đào thải khi thận của trẻ chưa trưởng thành. Bên cạnh đó, protein trong sữa mẹ chủ yếu là protein dạng lỏng hòa tan, còn gọi là protein sữa nên phù hợp với khả năng tiêu hóa và hấp thu của trẻ; còn protein trong sữa bò chủ yếu là casein (85%) nên khi vào dạ dày của trẻ nhỏ sẽ tạo thành các cục đông vón làm trẻ khó tiêu hóa và hấp thu, trẻ hay bị rối loạn tiêu hóa. Whey protein chứa các protein kháng khuẩn giúp trẻ có khả năng chống lại các bệnh nhiễm khuẩn.

- Lipid: cấu trúc của lipid trong sữa mẹ có nhiều acid béo chuỗi dài không no dễ hấp thu và nhiều acid béo cần thiết như acid linoleic đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển hệ thần kinh, mắt và sự bền vững của mạch máu ở trẻ nhỏ. Hàm lượng lipid trong sữa mẹ cao, cung cấp khoảng một nửa năng lượng cho trẻ bú mẹ.

- Glucid: trong sữa mẹ chủ yếu là đường lactose. Một số lactose trong sữa mẹ vào ruột chuyển thành acid lactic giúp cho sự hấp thu canxi và muối khoáng.

- Vitamin: Sữa mẹ có nhiều vitamin A hơn sữa công thức, vì vậy trẻ bú sữa mẹ sẽ đề phòng được bệnh khô mắt. Các vitamin khác trong sữa mẹ cũng đủ cung cấp cho trẻ trong 6 tháng đầu nếu bà mẹ được ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ, ngoại trừ vitamin D là loại vitamin cơ thể tự tổng hợp khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

- Muối khoáng: Nguồn Canxi, sắt và kẽm trong sữa mẹ tuy ít hơn trong sữa công thức nhưng có hoạt tính cao, dễ hấp thu do vậy vẫn đáp ứng được nhu cầu của trẻ nên trẻ được nuôi bằng sữa mẹ đặc biệt là hoàn toàn trong 6 tháng đầu sẽ ít bị còi xương và thiếu máu do thiếu sắt hơn những trẻ được nuôi bằng sữa bò.

Lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ mang lại lợi ích về nhiều mặt cả mẹ và trẻ.

- Đối với trẻ: Sữa mẹ rất nhiều năng lượng, giúp trẻ dễ tiêu hoá, chứa nhiều kháng thể giúp phòng ngừa các nhiễm trùng hô hấp, tiêu hoá; giúp trẻ tống xuất phân su, cung cấp vitamin A, đề phòng được bệnh khô mắt. Một số nghiên cứu cho thấy, những trẻ được bú mẹ thường phát triển trí não tốt hơn, giảm nguy cơ thừa cân béo phì và mắc đái tháo đường khi trưởng thành.

- Đối với mẹ: Việc cho trẻ bú mẹ cũng giúp các sản phụ co hồi tử cung tốt hơn, giảm chảy máu sau sanh, chậm có kinh, nhanh chóng lấy lại vóc dáng sau sinh. Phụ nữ cho con bú mẹ cũng giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư buồng trứng, giảm nguy cơ loãng xương. Đồng thời, nuôi con bằng sữa mẹ còn góp phần tăng tình cảm khắng khít mẹ và trẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự giáo dục trẻ về sau.

Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ đúng cách

Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo:

- Trẻ bắt đầu bú mẹ ngay trong một giờ đầu sau sinh;

- Trẻ sơ sinh nên được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời để có được sức khoẻ và sự tăng trưởng tối ưu;

- Sau 6 tháng, trẻ sơ sinh cần được ăn dặm để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ngày càng tăng của trẻ đồng thời với việc bú mẹ;

- Nuôi con bằng sữa mẹ nên được duy trì cho đến khi trẻ 2 tuổi hoặc lâu hơn;

- Việc nuôi con bằng sữa mẹ hiếm khi có chống chỉ định, trừ một số trường hợp trẻ bị rối loạn chuyển hoá Galactose, mẹ bị lao không điều trị;

- Trẻ phải được bú mẹ theo nhu cầu. Dung tích dạ dày trẻ sau sinh rất biến đổi:

+ Ngày thứ 1 khoảng 5-7 ml (như hòn bi)

+ Ngày thứ 3 khoảng 23 – 27 ml (như quả bóng bàn)

+ Ngày thứ 10 khoảng 60-81 mm (như quả trứng gà lớn).

- Tư thế cho bé bú cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình thực hành nuôi con bằng sữa mẹ. Tư thế cho bé bú đúng cần đảm bảo 4 nguyên tắc sau:

+ Cả mẹ và trẻ đều thoải mái.

+ Đầu và thân trẻ cùng nằm trên đường thẳng

+ Thân trẻ được nâng đỡ toàn bộ và nằm sát thân mẹ.

+ Mặt trẻ đối diện đầu vú, miệng trẻ đối diện núm vú.

- Dấu hiệu nhận biết bé bú đủ:

+ Bé bú đủ sẽ ngủ yên từ được từ 2-3 giờ.

+ Bé bú mẹ thường đi ngoài sau mỗi cử bú, có thể 3-4 lần/ ngày, phân hơi sệt, có màu vàng.

+ Theo dõi cân nặng bé sau sinh mỗi tháng, trẻ sẽ tăng dao động từ 500g đến 1000 gram.

BS Lý Thị Thu Nga – Khoa Hậu phẫu

Cập nhật 16/2/2023

Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác