Ngân hàng sữa mẹ Bệnh viện Hùng Vương: Giải pháp cho trẻ không có điều kiện bú sữa mẹ - Bệnh viện Hùng Vương

Ngân hàng sữa mẹ Bệnh viện Hùng Vương: Giải pháp cho trẻ không có điều kiện bú sữa mẹ - Bệnh viện Hùng Vương

Ngân hàng sữa mẹ Bệnh viện Hùng Vương: Giải pháp cho trẻ không có điều kiện bú sữa mẹ - Bệnh viện Hùng Vương

Ngân hàng sữa mẹ Bệnh viện Hùng Vương: Giải pháp cho trẻ không có điều kiện bú sữa mẹ - Bệnh viện Hùng Vương

Ngân hàng sữa mẹ Bệnh viện Hùng Vương: Giải pháp cho trẻ không có điều kiện bú sữa mẹ - Bệnh viện Hùng Vương
Ngân hàng sữa mẹ Bệnh viện Hùng Vương: Giải pháp cho trẻ không có điều kiện bú sữa mẹ - Bệnh viện Hùng Vương

Ngân hàng sữa mẹ Bệnh viện Hùng Vương: Giải pháp cho trẻ không có điều kiện bú sữa mẹ

     1. Nên cho trẻ bú không giới hạn trong vòng 1 giờ sau sinh

     Các chuyên gia y tế khuyên con trẻ nên được bú sữa non trong vòng 72 giờ sau sinh. Hiện nay có những cách gì để trẻ có thể tận hưởng dòng sữa quý giá này ạ, thưa BS Phương Thủy?

     BS.CK1 Huỳnh Ngọc Phương Thủy - Trưởng khoa Dinh dưỡng Tiết chế, Bệnh viện Hùng Vương trả lời: Lợi ích của việc cho con bú sau sinh không thể bàn cãi. Để đạt mục đích cho trẻ bú sớm sau sinh, nên cho trẻ thực hiện da kề da sau khi sinh. Cho trẻ tiếp xúc với cơ thể người mẹ sớm giúp mẹ tăng kích thích tiết sữa, giúp trẻ có phản xạ tìm đến bầu sữa mẹ.

     Nên cho trẻ bú trong vòng 1 giờ sau khi sinh. Lúc đó trẻ sẽ nhận được dòng sữa non quý giá này. Bên cạnh đó, nên cho trẻ bú theo nhu cầu của trẻ. Không đợi đến khi trẻ đòi mới cho bú, phải cho trẻ bú không giới hạn thời gian, không giới hạn cữ bú, để khoảng thời gian trẻ nhận được sữa non đầy đủ nhất.

     2. Mẹ sinh mổ có thể cho bé bú sau 1 tiếng không?

     Nếu trường hợp mẹ sinh mổ, mẹ thường không được khỏe, nhiều người lo ngại mẹ sẽ không thể cho con bú sau 1 tiếng, có thể mẹ bị cách ly với con để đảm bảo sức khỏe. Vậy tại Bệnh viện Hùng Vương, nếu mẹ sinh mổ sau 1 tiếng có được cho con bú hay không, thưa BS?

     BS.CK1 Huỳnh Ngọc Phương Thủy trả lời: Các mẹ sinh mổ yên tâm. Nếu sinh tại Bệnh viện Hùng Vương sẽ có sự hỗ trợ của nhân viên y tế trong việc da kề da ngay sau khi mổ. Nhân viên y tế cũng sẽ hỗ trợ bé bú sữa mẹ trong thời gian 1 tiếng để nhận được dòng sữa non quý giá. Trong trường hợp sinh thường, 100% các mẹ cũng sẽ được da kề da, các bé hoàn toàn được bú sữa mẹ trong vòng 1 tiếng sau sinh.

 

     2. Ngân hàng sữa mẹ Bệnh viện Hùng Vương cung cấp sữa cho hơn 10.000 trẻ sơ sinh sau 2 năm hoạt động

     Bệnh viện Hùng Vương là nơi có ngân hàng sữa mẹ lớn nhất cả nước. Điều này giúp cho các bà mẹ chuẩn bị sinh con, hay sinh con rồi nhưng không thể cho con bú mẹ vì cơ địa, cũng có một nơi để nương tựa tâm lý, yên tâm cho sức khỏe của con. Nhờ ThS.ĐD Ngọc Diệp chia sẻ về vấn đề này ạ!

     ThS.ĐD Võ Thị Ngọc Diệp - Trưởng phòng Phòng Điều dưỡng - Bệnh viện Hùng Vương trả lời: Bệnh viện Hùng Vương có Ngân hàng sữa mẹ được khánh thành vào ngày 6/8/2022. Đây là điều may mắn không chỉ riêng Bệnh viện Hùng Vương mà còn của cộng đồng TPHCM. Đây là một trong 2 ngân hàng sữa mẹ ở miền Nam, bên cạnh Bệnh viện Từ Dũ. Tuy sinh sau đẻ muộn, nhưng ngân hàng sữa mẹ Bệnh viện Hùng Vương là ngân hàng lớn nhất cho đến thời điểm hiện tại. Công suất hoạt động mỗi ngày của ngân hàng cho ra khoảng 60-64 lít sữa. Sau 2 năm hoạt động, đến nay chúng tôi đã cung cấp và nuôi dưỡng trẻ sơ sinh non tháng tại khoa sơ sinh với trên 10.000 trẻ.

     Để có được hoạt động này, cảm ơn các mẹ trong cộng đồng đi sinh tại Bệnh viện Hùng Vương đã chia sẻ những giọt sữa của con mình với Ngân hàng sữa mẹ. Nhờ vậy, các bé sơ sinh kém may mắn hơn do tình trạng mẹ bị bệnh lý, không có khả năng cho em bé bú, hoặc em bé bị nặng phải nằm tại Khoa Nhi - Bệnh viện Hùng Vương có cơ hội tiếp cận sữa. Do vậy nguồn sữa mẹ rất quý giá. Xin cảm ơn các mẹ đã đồng hành, sẵn sàng hiến những giọt sữa quý báu của con mình cho những em bé khác.

     Với hoạt động quy mô như hiện tại, Ngân hàng sữa mẹ tự tin cung cấp nguồn dinh dưỡng cho các bé trong những tuần đầu có diễn tiến không tốt về sức khỏe, đặc biệt đang điều trị tại khoa Nhi. Tuy nhiên, với quy trình hoạt động khép kín, chi phí khá cao nên ngân hàng sữa mẹ còn gặp một số khó khăn, trong đó có việc chưa được thanh toán BHYT. Rất mong trong thời gian gần nhất có những chính sách, chế độ BHYT để nguồn sữa mẹ dễ dàng tiếp cận đến với các bé hơn.

 

     3. Tại sao phải thanh toán chi phí mua sữa trong khi hiến tặng lại miễn phí?

     Nhiều người sẽ thắc mắc tại sao nguồn sữa mẹ này được hiến tặng, nhưng khi tiếp nhận phải thanh toán chi phí. Xin nhờ ThS.ĐD Ngọc Diệp có thể lý giải cho mọi người hiểu ạ.

     ThS.ĐD Võ Thị Ngọc Diệp trả lời: Như chúng ta biết, nguồn sữa mẹ rất dồi dào. Tuy nhiên, để sữa mẹ đúng chất lượng phải qua quy trình khá ngặt nghèo và khép kín.

     Các mẹ hiến tặng phải được tầm soát sức khỏe trước đó, làm một số xét nghiệm bắt buộc để loại trừ bệnh lý. Sau đó hướng dẫn các mẹ trang bị tủ tại nhà và các vắt sữa. Một đội ngũ chuyên gia sẽ đến nhà tư vấn, kiểm tra những chi tiết rất nhỏ như những hộp đựng túi sữa, kiểm tra nhiệt độ hằng ngày.

     Sau khi nhận sữa về, sữa phải qua khâu xét nghiệm sàng lọc. Nếu sữa nào không đạt chuẩn về vi sinh, tức là về nhiễm khuẩn, sẽ không được đưa vào vận hành chia sữa, rã đông, cấp phát cho trẻ.

     Có thể thấy qua rất nhiều công đoạn, từ khâu lấy về, đến khâu đông sữa, rã đông; tất cả phải tuân thủ theo quy trình khép kín nghiêm ngặt để nguồn sữa đến trẻ đảm bảo an toàn. Chính vì vậy, chi phí về lưu trữ, xét nghiệm, trữ sữa cũng như các công đoạn đầu tư máy móc vận hành ngân hàng sữa khá cao. Bệnh viện Hùng Vương làm với tâm niệm cung cấp sữa tốt nhất cho trẻ chứ không vì mục đích lợi nhuận. Thực tế chi phí bỏ ra nhiều hơn thực tế thu nhận lại.

     Song, Ngân hàng sữa mẹ mang lại lợi ích lâu dài, tính nhân văn lớn. Chính vì vậy, bệnh viện ưu tiên hoạt động này, mặc dù giá thành sữa không đủ chi phí vận hành. Nếu thời gian tới BHYT thanh toán cho các bé sẽ nhẹ gánh hơn.

 

     4. Làm sao để hiến tặng hoặc nhận sữa mẹ từ Ngân hàng sữa mẹ?

     Những bà mẹ, em bé nào có thể được Ngân hàng sữa mẹ cung ứng sữa mẹ? Muốn hiến tặng hoặc cần được cung ứng sữa thì gia đình liên hệ Ngân hàng sữa mẹ như thế nào, thưa BS?

     BS.CK1 Huỳnh Ngọc Phương Thủy trả lời: Bệnh viện có các kênh thông tin về Ngân hàng sữa mẹ. Nếu các bà mẹ có nhu cầu hiến tặng, hoặc trẻ có nhu cầu nhận sữa mẹ thanh trùng, có thể liên hệ vào số điện thoại tổng đài của bệnh viện, trên fanpage, hoặc website nganhangsuame@bvhungvuong.vnKhi liên hệ đến các kênh thông tin, nhân viên Ngân hàng sữa mẹ tư vấn những thông tin cần thiết nếu muốn hiến tặng hay nhận sữa mẹ thanh trùng từ ngân hàng.

     5. 6 tháng đầu sau sinh là thời gian "vàng" để trẻ nhận đầy đủ dưỡng chất từ sữa mẹ

     Thưa BS, mẹ cho con bú tốt nhất là đến khi nào? Nếu chúng ta không thể cho con bú hoàn toàn trong 2 năm, thì đâu thời gian “vàng” nhất định phải duy trì được điều này ạ?

     BS.CK1 Huỳnh Ngọc Phương Thủy trả lời: Theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), nên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh. Bên cạnh đó có thể kéo dài song song việc ăn dặm đến khi trẻ đủ 2 tuổi, sau đó có thể cho bé bú tiếp. Tuy nhiên, nếu không thể duy trì việc bú sữa mẹ trong 2 năm, thì 6 tháng đầu tiên là thời gian vàng để trẻ nhận đủ nguồn dưỡng chất từ sữa mẹ. Đây là giai đoạn cần thiết để trẻ nhận đủ kháng thể, dưỡng chất tối ưu nhất cho sự phát triển của trẻ sau này.

     6. Ngày đầu dù sau sinh hay sau mổ cũng có sữa cho bé, bí quyết nằm ở đâu?

     Nhiều mẹ sau sinh sữa chưa về nên rất sốt ruột và lo lắng. Nhờ BS chia sẻ thêm, cơ chế tạo sữa của người mẹ ra sao? Thông thường sau sinh, khi nào sữa mẹ sẽ về ạ? Và có cách nào để gọi sữa mẹ về nhanh nhất, thưa BS?

     ThS.ĐD Võ Thị Ngọc Diệp trả lời: Cơ chế tiết sữa rất đơn giản. Sữa tiết ra được nhờ 4 hormone: estrogen, progesterone, prolatin, oxytocin. Hai hormone estrogen, progesterone được phóng tích từ nhau thai. Khi em bé ra khỏi buồng tử cung, sau sinh hoặc sau mổ, nhau được lấy ra khỏi buồng tử cung. Hai hormone này sẽ giúp phóng thích và báo hiệu cho cơ thể biết đã đến giai đoạn sản xuất sữa. Trước đó, khi mang thai ở tuần thứ 28, cơ thể mẹ cũng đã bắt đầu vận hành cơ chế này.

     Khi em bé sinh ra được da kề da, động tác mút vú sẽ  kích thích đầu vú và quầng vú, làm hormone prolatin tiết vào máu người mẹ. Điều này kích thích sản xuất sữa. Khi sản xuất sữa xong vẫn chưa đủ, phải có phản xạ phun ra, đó là oxytocin. Khi em bé hút sữa là phản xạ oxytocin. Các hormone này phối hợp rất nhịp nhàng, cơ thể mẹ sẽ tự hiểu. Bên cạnh đó có sự hỗ trợ của nhân viên y tế, nên mẹ hoàn toàn có thể tự tin có sữa ngay.

     Tuy nhiên, không phải 100% các mẹ đều có sữa. Thực tế khi làm lâm sàng, chúng tôi thấy có những mẹ ra sữa rất nhiều, nhưng có mẹ ngày đầu không hề có sữa. Qua chăm sóc các mẹ, chúng tôi thấy một ngày đầu sau sinh thuận tiện hơn, nhưng sau mổ khiến mẹ mệt mỏi, căng thẳng làm hai hormone prolatin, oxytocin bị hạn chế. Do vậy ảnh hưởng đến việc tiết sữa. Nhân viên y tế biết được lý do trên nên đã can thiệp ngay từ đầu, không để hiện tượng đó xảy ra. Không như trước đây, mẹ phải mổ gây mê, mà bây giờ hoàn toàn có thể tỉnh táo bằng phương pháp gây tê. Sau đó em bé được da kề da, tạo nên “hormone yêu thương” oxytocin. Tình cảm mẹ và bé kích thích sữa về rất nhanh.

     Bên cạnh đó, nhân viên y tế sẽ massage thêm phần quầng vú để kích thích hormone prolatin vào máu, kích sữa ra. Ngoài ra còn có các động tác massage vú, hỗ trợ thêm suất ăn dinh dưỡng cho mẹ ngay sau sinh để phục hồi sức khỏe. Có thể là bát súp, một cốc sữa nóng, hoặc đơn giản là cung cấp thêm nước. Như vậy, với sự yêu thương của nhân viên y tế, sự hỗ trợ từ gia đình, không có lý do nào trong ngày đầu mẹ không có sữa. Qua nhiều năm thực hiện, chúng tôi thấy rằng có thể tự tin ngày đầu dù sau sinh hay sau mổ đều có sữa cho bé.

 

Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác