Ngừa biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết

Ngừa biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết

Ngừa biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết

Ngừa biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết

Ngừa biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết
Ngừa biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết

Ngừa biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết

Mưa nắng thất thường là điều kiện thuận lợi cho bệnh sốt xuất huyết (SXH) phát triển. Hiện nay hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. HCM bệnh SXH đang diễn biến rất phức tạp. Vì vậy, cần đề phòng biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, đồng thời tích cực phòng bệnh theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

Hiện nay dịch SXH có nguy cơ gia tăng mạnh là vì mưa làm nước ứ đọng ở nhiều vị trí thuận lợi cho muỗi đẻ trứng, phát triển thành bọ gậy (loăng quăng) và muỗi trưởng thành phát triển nhanh chóng. Thêm vào đó, do một số điạ phương thiếu nước sinh hoạt cho nên người dân thường dự trữ nước ở các chum, vại, lu, bể chứa nước mà không có nắp đậy hoặc nắp đậy không đảm bảo để muỗi chui vào đẻ trứng. Hai loài muỗi này luôn luôn có mặt khắp nơi từ miền xuôi cho tới miền ngược và khắp nông thôn cho đến thị thành.

Điều đáng chú ý là cho đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu để tiệu diệt mầm bệnh (virut Dengue) và chưa có vắc-xin phòng bệnh đặc hiệu. Vì vậy, bệnh  SXH ngày nay được xem là bệnh nguy hiểm vì vừa mang tính chất cấp tính vừa mang tính chất lây lan mạnh (bệnh dịch).

ngua-bien-chung-nguy-hiem-cua-sot-xuat-huyet-1

Một số biện pháp phòng bệnh SXH hiệu quả.

Bệnh không chỉ ở trẻ em

Trước đây, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đây là bệnh của trẻ em, bởi vì hơn 90% các trường hợp mắc SXH xảy ra ở trẻ dưới 15 tuổi. Tuy vậy, ở Việt Nam trong những năm gần đây, tình hình SXH diễn biến rất phức tạp, không những ở trẻ em mà người lớn cũng mắc, với tỷ lệ gần tương đương nhau. Đặc biệt, bệnh không diễn tiến theo chu kỳ, gần như số trường hợp mắc ngày càng tăng và diễn tiến theo chiều hướng phức tạp. SXH là nguyên nhân làm cho khoảng 100.000 trường hợp phải nhập viện mỗi năm.

Nhận biết bệnh sốt xuất huyết

Bệnh thường sốt cao liên tục 3 - 4 ngày, ho, sổ mũi, đau nhức mình mẩy, đau nhức hố mắt, nôn và có thể tiêu chảy. Sốt của bệnh SXH khó giảm với thuốc hạ sốt (paracetamol) trong 3 ngày đầu và khi sốt bắt đầu giảm sẽ xuất hiện xuất huyết, biểu hiện như da xung huyết (da đỏ ửng, môi khô đỏ tươi...) do hiện tượng cô đặc máu. Đồng thời xuất hiện chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam, mắt đỏ và có thể kèm theo nôn, chân tay lạnh.

Thông thường từ ngày thứ 3, bệnh có tiến triển nặng, nhất là trẻ em, vì vậy, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời sẽ có nguy cơ diễn biến xấu bởi sốc hoặc do tổn thương các cơ quan khác. Sốc trong bệnh SXHD chủ yếu là do thoát mạch, thứ đến là giảm tiểu cầu, còn hiện tượng mất nước, mất chất điện giải do sốt cao chỉ đóng vai trò thứ yếu trong sốc của SXHD.

Hai tiêu chuẩn để nghĩ đến sốt xuất huyết là sốt cao đột ngột và xuất huyết. Nếu có điều kiện nên xét nghiệm công thức máu sẽ thấy bạch cầu có thể giảm, tiểu cầu giảm rõ, tốc độ lắng máu tăng

Cẩn thận với biến chứng của bệnh sốt xuất huyết

Nếu bị sốt xuất huyết, đặc biệt là trẻ em nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nhất là sốc, thậm chí gây tử vong, bởi vì diễn biến lâm sàng của bệnh rất phức tạp, nhất là trẻ nhỏ, đặc biệt trong những ngày đầu của bệnh.

Nguy hiểm nhất là một số trường hợp bị xuất huyết dưới da không điển hình rất dễ nhầm với sốt phát ban hoặc có trường hợp trẻ sốt năm, sáu ngày không có biểu hiện gì đáng kể, nhưng vài ngày sau đó xuất hiện chảy máu trong (xuất huyết nội tạng) hoặc men gan tăng rất cao (chứng tỏ tế bào gan bị hủy hoại nhiều) hoặc viêm cơ tim cấp...  Vì vậy, dù là lứa tuổi nào, đặc biệt là trẻ nhỏ đang sống trong vùng (địa phương) có dịch sốt xuất huyết cần hết sức cảnh giác với các biến chứng khó lường trước của bệnh sốt xuất huyết.

Nên làm gì để phòng biến chứng của bệnh SXH?

Khi thấy sốt, nổi ban cần cho trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để khám bệnh, nếu trẻ bị bệnh nặng sẽ được nằm viện để điều trị nhằm tránh biến chứng xảy ra và nếu có biến chứng sẽ nhanh chóng xử trí kịp thời không để những điều đáng tiếc xảy ra. Khi trẻ sốt cao, nếu chưa cho trẻ đi khám ngay được cần hạ nhiệt cho trẻ bằng cách chườm mát (nước dùng để nhúng khăn vào chườm cho trẻ có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ của trẻ 2 độ).

Cần chườm ở trán, nách, bẹn và lau mát cho trẻ, cứ khoảng 30 phút chườm mát một lần. Tuyệt đối không chườm nước lạnh, nước đá. Nếu sốt vẫn cao (phải cặp bằng nhiệt kế, không dùng tay để sờ trán trẻ) có thể cho trẻ uống thuộc hạ sốt paracetamol đơn chất (gói thuốc hoặc viên thuốc chỉ ghi chữ paracetamol ), tuyệt đối không dùng aspirin. Sau đó nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

Nguồn suckhoedoisong

Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác