Nhiễm trùng đường tiết niệu sau sinh - Bệnh viện Hùng Vương

Nhiễm trùng đường tiết niệu sau sinh - Bệnh viện Hùng Vương

Nhiễm trùng đường tiết niệu sau sinh - Bệnh viện Hùng Vương

Nhiễm trùng đường tiết niệu sau sinh - Bệnh viện Hùng Vương

Nhiễm trùng đường tiết niệu sau sinh - Bệnh viện Hùng Vương
Nhiễm trùng đường tiết niệu sau sinh - Bệnh viện Hùng Vương

Nhiễm trùng đường tiết niệu sau sinh

NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIẾT NIỆU SAU SINH

1. Định nghĩa

      Nhiễm trùng đường tiết niệu (Urinary Tract Infection – UTI) là tình trạng nước tiểu có sự hiện diện của vi sinh vật, gây tình trạng viêm nhiễm ở bất kỳ bộ phận nào của hệ tiết niệu bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo.

Tác nhân gây bệnh thường gặp là vi khuẩn Escherichia coli (E. coli), một loại vi khuẩn thường trú ở đường ruột.

2. Triệu chứng

Một số triệu chứng thường gặp của nhiễm trùng đường tiết niệu, bao gồm:

- Tiểu đau, cảm giác nóng rát khi tiểu.

- Tiểu lắt nhắt, tiểu không tự chủ, mót tiểu.

- Nước tiểu đục, có mùi khó chịu.

- Một số triệu chứng nặng hơn: sốt, lạnh run, tiểu máu, đau hông lưng, …

Sau sanh ngã âm đạo hoặc sanh mổ, sản phụ thường sẽ có cảm giác đau hoặc rát ở đường tiểu vài ngày do những tổn thương trong lúc sanh hoặc do thủ thuật đặt ống thông tiểu. Bên cạnh đó, những sản phụ có vết may tầng sinh môn thường có cảm giác rát khi đi tiểu do vết thương tiếp xúc với nước nên có thể nhầm lẫn với triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu. Tuy nhiên, những cảm giác trên thường chỉ kéo dài vài ngày sau sanh, và thường tự khỏi hoàn toàn.

3. Nguyên nhân

Nhiễm trùng đường tiết niệu thường xuất phát từ đường tiểu dưới. Cơ chế của nhiễm trùng do sự ứ đọng nước tiểu lâu trong niệu đạo kèm theo những tổn thương niệu đạo tạo điều kiện cho sự xâm nhập và tăng sinh của vi trùng.

Bình thường, các cơ dây chằng vùng sàn chậu ở phụ nữ giúp tống xuất nước tiểu khi cần và giữ đóng niệu đạo để nước tiểu không bị rò rỉ ra ngoài.

- Quá trình mang thai cùng với sự lớn lên của thai trong tử cung có thể làm các cơ và dây chằng bị căng dãn hoặc tổn thương dẫn đến suy giảm chức năng ảnh hưởng việc co thắt bàng quang và niệu đạo. Điều này dẫn tới việc rối loạn đi tiểu hoặc ứ đọng nước tiểu trong đường niệu lâu hơn bình thường tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

- Trong quá trình chuyển dạ, dưới sự co thắt của tử cung, bàng quang có thể bị ảnh hường tê liệt tạm thời, dẫn đến ứ đọng và trào ngược nước tiểu.

- Ngoài ra, nếu sản phụ được đặt ống thông tiểu trong quá trình sanh, ống thông cọ xát có thể làm tổn thương niệu đạo cũng dễ gây nhiễm trùng.

- Các yếu tố tâm lý như sợ đau hay quan niệm kiêng cữ có thể ngăn sản phụ tắm rửa, vệ sinh vùng kín sau sanh tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển. 

4. Chẩn đoán

Sau khi được thăm khám, sản phụ sẽ được chỉ định một số xét nghiệm để chẩn đoán, đánh giá mức độ bệnh. Các xét nghiệm bao gồm:

- Xét nghiệm nước tiểu: giúp xác định tình trạng nhiễm khuẩn.

- Cấy nước tiểu: nhằm tìm ra tác nhân gây bệnh cụ thể, giúp chọn lựa loại thuốc kháng sinh phù hợp.

- Trong một số trường hợp, sản phụ có thể được chỉ định thêm một số xét nghiệm như xét nghiệm máu, siêu âm… giúp đánh giá mức độ, cũng như tình trạng viêm nhiễm.

5. Điều trị:

Tùy mức độ nặng của bệnh:

- Kháng sinh đường uống: thường được chỉ định trong những trường hợp nhẹ, không biến chứng.

- Trong trường hợp nặng hơn, sản phụ có thể được điều trị kháng sinh uống từ 10-14 ngày hoặc có thể tiêm kháng sinh.

- Tùy thuộc tình trạng của người bệnh: đang mang thai, cho con bú… để lựa chọn loại kháng sinh phù hợp.

Bên cạnh đó, áp dụng những thói quen tốt có thể giúp sản phụ cải thiện tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu:

- Uống nhiều nước giúp đào thải vi khuẩn khỏi hệ bài tiết.

- Tăng cường thực phẩm chứa nhiều viatmin C giúp tăng sức đề kháng.

- Vệ sinh vùng kín, thay băng vệ sinh thường xuyên.

- Chọn trang phục thoáng mát.

6. Biến chứng

Nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh lý nhiễm trùng nhẹ và thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt đối với phụ nữ trong giai đoạn mang thai và sau sanh. Tuy nhiên nếu không điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng như:

- Nhiễm trùng đài bể thận

- Nhiễm trùng huyết

7. Phòng ngừa

Để phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu sau sanh, sản phụ được khuyến khích:

- Vận động sớm phù hợp sau sanh ngã âm đạo hoặc sanh mổ để hỗ trợ bàng quang và các cơ quan khác hoạt động hiệu quả.

- Đi tiểu trong vòng 4-6 giờ đầu sau khi sanh. Thường xuyên tiểu sạch để bàng quang không bị ứ đọng.

- Uống nhiều nước để hỗ trợ làm sạch đường tiết niệu.

- Tắm rửa, vệ sinh vùng kín sau sanh.

- Thay băng vệ sinh thường xuyên để tránh ứ đọng sản dịch.

- Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát.

8. Liên hệ thực tế tại bệnh viện Hùng Vương

       Tại Bệnh viện Hùng Vương, các quy trình đặt ống thông tiểu chuẩn bị sản phụ trước mổ hoặc trước sanh đều đảm bảo tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn; ngoài ra tất cả các sản phụ đều được hướng dẫn vận động, tập tiểu sớm sau sanh để phòng ngừa các vấn đề về rối loạn đi tiểu và nhiễm trùng đường tiết niệu sau sanh.

Nếu các bạn gặp phải các vấn đề trên, các bạn hãy đi khám phụ khoa càng sớm càng tốt tại khoa Khám Bệnh hoặc khoa Cấp cứu - Bệnh viện Hùng Vương để được hỗ trợ kịp thời.

BS. Nguyễn Đặng Kim Ngân – Khoa Hậu sản B

Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác