NHỮNG DẤU HIỆU BẤT THƯỜNG Ở TUYẾN VÚ
Một số bất thường ở vú thường gặp như: đau vú, khối u ở vú, núm vú tiết dịch, tụt núm vú, những thay đổi màu sắc da vú, … có thể xảy ra từ lúc dậy thì đến sau mãn kinh. Khi có các dấu hiệu bất thường cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
I. Đau vú:
1. Định nghĩa:
- Đau vú là triệu chứng thường gặp, hầu hết là nhẹ và tự khỏi, khoảng 15% trường hợp cần phải điều trị. Cần loại trừ nguyên nhân ung thư vú.
2. Triệu chứng:
- Đau vú chu kỳ: chiếm khoảng 2/3 trường hợp. Liên quan đến nội tiết của chu kỳ kinh, xuất hiện khoảng 1 tuần trước khi có kinh, đau 2 bên vú, thường tự khỏi.
- Đau vú không chu kỳ: không liên quan đến chu kỳ kinh, đau vú dai dẳng, hoặc không liên tục.
- Đau ngoài vú: đau thần kinh liên sườn, đau cơ ngực, chấn thương.
3. Nguyên nhân:
- Đau vú chu kỳ: do thay đổi nội tiết (phóng noãn), tăng sinh mô tuyến vú (estrogen, progesteron, prolactin, thuốc...)
- Đau vú không chu kỳ:
+ Vú phì đại, sa trễ
+ Lối sống, chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa, caffein, hút thuốc lá,...gây đau vú
+ Viêm hoặc áp xe vú: sưng nóng đỏ đau khu trú, thường gặp phụ nữ sau sinh, đang cho con bú
+ Ung thư vú dạng viêm: sưng nóng đỏ đau, da bề mặt dày (da cam)
+ Khác: có thai, chấn thương, do thuốc (tim mạch, dạ dày, an thần,...)
4. Chẩn đoán:
- Khai thác tiền căn – bệnh sử
- Khám vú, thành ngực tìm dấu hiệu viêm, nhiễm trùng, tìm dấu hiệu nghi ngờ ung thư vú
- Siêu âm vú: an toàn, chi phí thấp, hiệu quả
- Nhũ ảnh: Nữ ≥40 tuổi hoặc nghi ngờ trên siêu âm
- Sinh thiết vú
5. Điều trị:
- Tư vấn: chế độ tập luyện , ăn uống, các thuốc nội tiết đang dùng, masage vú (khi có căng tắc sữa)
- Thuốc: tuỳ thuộc nguyên nhân
- Phẫu thuật
II. Vú tiết sữa:
1. Định nghĩa:
Vú tiết sữa là hiện tượng tiết dịch giống sữa ở hai núm vú, nhiều lỗ, tự phát.
2. Nguyên nhân:
- Thuốc
- Prolactine máu tăng nguyên phát và thứ phát: kích thích núm vú; rối loạn nội tiết nữ; suy thận; xơ gan; Zona
- Bệnh nội tiết: to đầu chi (acromegalie), bệnh thượng thận, tuyến giáp
3. Chẩn đoán
- Mang thai, có con nhỏ, sau sẩy thai
- Rối loạn kinh nguyệt
- Bệnh lý đi kèm: suy giáp, suy gan,…
- Siêu âm
- X quang vú
- Định lượng Prolactine máu, TSH, free T3, T4
4. Điều trị:
- Prolactine máu bình thường, tiết sữa vô căn: theo dõi, điều trị triệu chứng
- Prolactine máu tăng: khám nội tiết
III. Núm vú tiết dịch không sữa:
1. Định nghĩa:
Núm vú tiết dịch 1 hay nhiều lỗ, không giống sữa.
2. Nguyên nhân:
- Thay đổi sợi bọc tuyến vú, dãn ống dẫn sữa, u vú, viêm vú,…
- Ung thư vú
3. Chẩn đoán:
- Khám: loại trừ tiết sữa, tiết dịch 1 hay nhiều lỗ, lượng ít hay nhiều, màu sắc dịch tiết, tìm bất thường khác
- Xét nghiệm tế bào dịch tiết: ít chính xác
- Siêu âm vú
- Nhũ ảnh
- Chụp ống tuyến vú cản quang (Galactography) khi tiết dịch 1 lỗ
- Sinh thiết vú
4. Điều trị: tuỳ nguyên nhân
- Phẫu thuật khi Galactography dương tính, u vú nghi u nhú
- Ung thư vú: theo phác đồ ung thư
IV. Thay đổi sợi bọc tuyến vú:
1. Định nghĩa:
- Thay đổi sợi bọc trước đây thường được biết như bệnh sợi bọc tuyến vú, viêm nang tuyến vú mạn tính, hay loạn sản tuyến vú, và đứng hàng thứ hai sau u sợi tuyến vú trong các tổn thương u lành tính của vú.
- Tổn thương đa dạng, có sự thay đổi về mô học, lâm sàng và hình ảnh học.
- Thường gặp ở phụ nữ tuổi sinh sản.
2. Triệu chứng:
- Đau vú
- Tiết dịch núm vú
- Có mảng mô vú dày, đau hoặc không.
3. Nguyên nhân:
- Nguyên nhân chưa xác định rõ ràng, có thể do mất cân bằng nội tiết, gia tăng Prolactin hay dùng thuốc, suy giáp.
4. Chẩn đoán:
- Khám: tiết dịch núm vú 1-2 lỗ màu xanh, nâu, không phải máu, tìm sang thương phối hợp.
- Siêu âm vú, nhũ ảnh
- MRI vú (+/-)
- Sinh thiết
5. Điều trị:
- Tuỳ thuộc triệu chứng lâm sàng (đau, khối u, tiết dịch, không triệu chứng, yếu tố nguy cơ)
- Không có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn tổn thương thay đổi sợi bọc lan toả.
V. Liên hệ thực tế tại bệnh viện Hùng Vương:
Bệnh nhân nữ 40 tuổi, có hai con, đến khám vì căng đau 2 vú trước khi có kinh 1 tuần, không có bất thường khác.
Khám: Hai vú căng đau, không tiết dịch, không sờ thấy u. Được siêu âm + nhũ ảnh: bình thường.
Chẩn đoán: Đau vú chu kỳ lành tính. Tái khám định kì.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
3. Jacobson MF, Liebman BF. Caffeine and benign breast disease. JAMA 1986; 255:1438.
BS. Cao Thị Tuyết Nhung – Khoa Nhũ
Cập nhật 25/5/2023
Bài viết khác
- Các hình thức thanh toán (22-06-2023)
- Hướng dẫn tra cứu hóa đơn điện tử (20-12-2024)
- Đón xem Radar Sản phụ khoa số 21: Ngừa thai khẩn cấp và tránh thai hằng ngày - Như thế nào là đúng? (17-12-2024)
- Đăng ký trực tiếp theo số thứ tự tại bệnh viện (07-11-2022)
- Khám đặt hẹn - Khám chuyên gia (07-11-2022)