PHÁ THAI NỘI KHOA < 7 TUẦN
1. Một số khái niệm:
- Phá thai nội khoa hay phá thai bằng thuốc (PTBT) có nghĩa là dùng thuốc để gây sẩy thai.
- Theo qui ước, PTBT thành công là gây sẩy thai hoàn toàn mà không thực hiện bất cứ thủ thuật nào trong tử cung, do đó làm giảm được nguy cơ nhiễm trùng và thủng tử cung. Theo quan niệm mới, mục đích của PTBT là làm chết và gây sẩy thai chứ không phải làm sạch tử cung.
- Tuổi thai: số ngày hoặc số tuần tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng đến khi quyết định bỏ thai (chu kỳ kinh bình thường) hoặc theo siêu âm.
2. PTBT < 7 tuần:
- Là phương pháp chấm dứt thai kỳ trong tử cung bằng cách sử dụng phối hợp thuốc Mifepristone và Misoprostol gây sẩy thai, cho các thai < 7 tuần.
3. Tiêu chuẩn nhận:
- Thai trong tử cung với tuổi thai < 7 tuần không có các chống chỉ định về y khoa
- Nếu khách hàng ở tuổi vị thành niên phải có người giám hộ (bảo lãnh) và có đầy đủ giấy tờ chứng minh người giám hộ hợp pháp về mặt pháp lý.
4. Các bước thực hiện:
4.1 Chuẩn bị khách hàng: Tư vấn PTBT
Khách hàng (KH) sẽ được:
- Tư vấn về quyết định chấm dứt thai kỳ.
- Giới thiệu các biện pháp phá thai hiện có phù hợp với tuổi thai của KH bao gồm: hút thai và PTBT
- Hiệu quả của PTBT là 95% có nghĩa là: cứ 100 KH uống thuốc phá thai sẽ có khoảng 95 người ra thai và 05 người không ra thai. Nếu không ra thai KH sẽ chấp nhận hút thai.
- KH cần phải tái khám sau 2 tuần để đánh giá tình trạng ra thai. Nếu thai không sẩy à siêu âm kiểm tra: thai còn trong tử cung à sẽ được hút thai.
4.2 Thực hiện PTBT:
KH sẽ được:
- Hướng dẫn cách dùng thuốc và triệu chứng bình thường sau uống thuốc (ra huyết âm đạo và đau bụng)
- Cách tự theo dõi và tự chăm sóc sau dùng thuốc phá thai
- Giới thiệu các tác dụng phụ của thuốc phá thai và cách xử lý
- Các triệu chứng cần tới cơ sở y tế ngay
- Cung cấp thông tin liên lạc khi cần liên lạc trong những tình huống cấp cứu
- Cung cấp thông tin về khả năng có thai trở lại sau PTBT
- Giới thiệu và cung cấp biện pháp tránh thai sử dụng đúng và phù hợp với KH
- Hẹn tái khám sau sẩy thai 2 tuần hoặc khi có bất thường (sốt hay ra máu nhiều)
4.3. Thực hiện thuốc, theo dõi và chăm sóc:
- Uống một viên Mifepristone và phát Misoprostol, cho về hẹn 2 tuần tái khám.
- KH được hướng dẫn theo dõi: tình trạng ra máu âm đạo, ra thai, đặc biệt là tình trạng đau bụng của KH (uống thêm thuốc giảm đau nếu cần), tác dụng phụ (buồn nôn, nôn, tiêu chảy, sốt)
- Nếu không sẩy thai sau 1 tuần, KH cần tái khám ngay à Siêu âm kiểm tra: thai còn trong tử cung à Hút thai.
- Nếu sẩy thai tái khám sau 2 tuần (rất cần thiết) hoặc tái khám ngay khi có bất thường (sốt, ra máu nhiều).
Tài liệu tham khảo: Chuẩn quốc gia, Hướng dẫn điều trị năm 2016 BVHV
PHÁ THAI NỘI KHOA > 8 TUẦN ĐẾN 9 TUẦN
1. Một số khái niệm:
- Phá thai nội khoa hay phá thai bằng thuốc (PTBT) có nghĩa là dùng thuốc để gây sẩy thai.
- Theo qui ước, PTBT thành công là gây sẩy thai hoàn toàn mà không thực hiện bất cứ thủ thuật nào trong tử cung, do đó làm giảm được nguy cơ nhiễm trùng và thủng tử cung. Theo quan niệm mới, mục đích của PTBT là làm chết và gây sẩy thai chứ không phải làm sạch tử cung.
- Tuổi thai: số ngày hoặc số tuần tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng đến khi quyết định bỏ thai (chu kỳ kinh bình thường) hoặc theo siêu âm.
2. PTBT > 8 tuần đến hết 9 tuần:
- Là phương pháp chấm dứt thai kỳ trong tử cung bằng cách sử dụng phối hợp thuốc Mifepristone và Misoprostol gây sẩy thai, cho các thai > 8 tuần đến hết 9 tuần.
3. Tiêu chuẩn nhận:
- Thai trong tử cung với tuổi thai > 8 tuần đến hết 9 tuần không có các chống chỉ định về y khoa.
- Nếu khách hàng ở tuổi vị thành niên phải có người giám hộ (bảo lãnh) và có đầy đủ giấy tờ chứng minh người giám hộ hợp pháp về mặt pháp lý.
4. Các bước thực hiện:
4.1. Chuẩn bị khách hàng:
Khách hàng (KH) sẽ được:
- Tư vấn về quyết định chấm dứt thai kỳ.
- Hỏi tiền sử nội ngoại khoa, sản phụ khoa, tiền sử dị ứng thuốc
- Khám lâm sàng: khám toàn thân, khám phụ khoa, và phát hiện các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Ký cam kết tự nguyện phá thai (Dưới 18 tuổi phải có đơn cam kết của bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ)
- Giới thiệu các biện pháp phá thai hiện có phù hợp với tuổi thai của KH bao gồm: hút thai và PTBT
- Hiệu quả của PTBT là 95% có nghĩa là: cứ 100 KH uống thuốc phá thai sẽ có khoảng 95 người ra thai và 05 người không ra thai. Nếu không ra thai KH sẽ chấp nhận hút thai.
- KH phải được ở lại bệnh viện để theo dõi ngoại trú 3 giờ sau dùng thuốc và xuất viện
4.2. Thực hiện PTBT:
KH sẽ được:
- Hướng dẫn cách dùng thuốc và sự xuất hiện của các triệu chứng bình thường sau uống thuốc (ra huyết âm đạo và đau bụng)
- Cách tự theo dõi và tự chăm sóc sau dùng thuốc phá thai
- Giới thiệu các tác dụng phụ của thuốc phá thai và cách xử lý
- Kê đơn thuốc giảm đau
- Nhấn mạnh các triệu chứng cần tới cơ sở y tế ngay
- Cung cấp thông tin liên lạc khi cần liên lạc trong những tình huống cấp cứu
- Cung cấp thông tin về khả năng có thai trở lại sau PTBT
- Giới thiệu và cung cấp biện pháp tránh thai sử dụng đúng và phù hợp với KH
- Hẹn tái khám sau sẩy thai 2 tuần hoặc khi có bất thường (sốt hay đau bụng, ra máu nhiều)
4.3. Thực hiện thuốc, theo dõi và chăm sóc:
- Uống một viên Mifepristone tại bệnh viện và theo dõi sau uống 15 phút. Cho về hẹn 36 – 48 giờ sau trở lại bệnh viện.
- Nếu chưa sẩy thai, 36 – 48 giờ sau KH được ngậm Misoprostol. KH phải ở lại bệnh viện 3 giờ để được theo dõi: dấu hiệu sinh tồn, máu âm đạo, ra thai, đặc biệt là tình trạng đau bụng của KH (uống thêm thuốc giảm đau nếu cần), tác dụng phụ (buồn nôn, nôn, tiêu chảy, sốt)
- Nếu sẩy thai trọn à Theo dõi máu âm đạo, co hồi tử cung trong vòng 2 giờ à Xuất viện và tái khám sau 2 tuần (rất cần thiết) hoặc tái khám ngay khi có bất thường (sốt, ra máu nhiều).
- Nếu không sẩy thai sau 1 tuần, KH cần tái khám ngay à Siêu âm kiểm tra: thai còn trong tử cung à Hút thai.
- Các tai biến có thể xảy ra: Chảy máu nhiều, rong huyết kéo dài, nhiễm khuẩn, sót thai, sót nhau.
- Hướng xử trí: Theo phác đồ cho từng tai biến
PHÁ THAI NỘI KHOA > 9 TUẦN ĐẾN 12 TUẦN
1. Một số khái niệm:
- Phá thai nội khoa hay phá thai bằng thuốc (PTBT) có nghĩa là dùng thuốc để gây sẩy thai.
- Theo qui ước, PTBT thành công là gây sẩy thai hoàn toàn mà không thực hiện bất cứ thủ thuật nào trong tử cung, do đó làm giảm được nguy cơ nhiễm trùng và thủng tử cung. Theo quan niệm mới, mục đích của PTBT là làm chết và gây sẩy thai chứ không phải làm sạch tử cung.
- Tuổi thai: số ngày hoặc số tuần tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng đến khi quyết định bỏ thai (chu kỳ kinh bình thường) hoặc theo siêu âm.
2. PTBT > 9 tuần đến hết 12 tuần:
- Là phương pháp chấm dứt thai kỳ trong tử cung bằng cách sử dụng phối hợp thuốc Mifepristone và Misoprostol gây sẩy thai, cho các thai > 9 tuần đến hết 12 tuần.
3. Tiêu chuẩn nhận:
- Thai trong tử cung với tuổi thai > 9 tuần đến hết 12 tuần không có các chống chỉ định về y khoa
- Nếu khách hàng ở tuổi vị thành niên phải có người giám hộ (bảo lãnh) và có đầy đủ giấy tờ chứng minh người giám hộ hợp pháp về mặt pháp lý.
4. Các bước thực hiện:
4.1 Chuẩn bị khách hàng: Tư vấn PTBT
Khách hàng (KH) sẽ được:
- Tư vấn về quyết định chấm dứt thai kỳ.
- Giới thiệu các biện pháp phá thai hiện có phù hợp với tuổi thai của KH bao gồm: hút thai và PTBT
- Hiệu quả của PTBT là 95% có nghĩa là: cứ 100 KH uống thuốc phá thai sẽ có khoảng 95 người ra thai và 05 người không ra thai. Nếu không ra thai KH sẽ chấp nhận hút thai.
- KH phải được ở lại bệnh viện để theo dõi ngoại trú đến sau khi sẩy thai 2 giờ. Nếu thai không sẩy ở ngày đầu à siêu âm kiểm tra: thai còn trong tử cung à sẽ được hút thai.
4.2 Thực hiện PTBT:
KH sẽ được:
- Hướng dẫn cách dùng thuốc và triệu chứng bình thường sau uống thuốc (ra huyết âm đạo và đau bụng)
- Cách tự theo dõi và tự chăm sóc sau dùng thuốc phá thai
- Giới thiệu các tác dụng phụ của thuốc phá thai và cách xử lý
- Các triệu chứng cần tới cơ sở y tế ngay
- Cung cấp thông tin liên lạc khi cần liên lạc trong những tình huống cấp cứu
- Cung cấp thông tin về khả năng có thai trở lại sau PTBT
- Giới thiệu và cung cấp biện pháp tránh thai sử dụng đúng và phù hợp với KH
- Hẹn tái khám sau sẩy thai 2 tuần hoặc khi có bất thường (sốt hay ra máu nhiều)
4.3 Thực hiện thuốc, theo dõi và chăm sóc:
- Uống một viên Mifepristone. Cho về hẹn 24 – 48 giờ sau nhập viện.
- Nếu chưa sẩy thai, 24 – 48 giờ sau KH được ngậm Misoprostol. KH phải ở lại bệnh viện để được theo dõi: dấu hiệu sinh tồn, máu âm đạo, ra thai, đặc biệt là tình trạng đau bụng của KH (uống thêm thuốc giảm đau nếu cần), tác dụng phụ (buồn nôn, nôn, tiêu chảy, sốt)
- Nếu không sẩy thai mỗi 3 giờ sau, KH được ngậm tiếp Misoprostol, tối đa 4 liều bổ sung trong 12 giờ
- Nếu sẩy thai trọn à Theo dõi máu âm đạo, co hồi tử cung trong vòng 2 giờ à Xuất viện và tái khám sau 2 tuần (rất cần thiết) hoặc tái khám ngay khi có bất thường (sốt, ra máu nhiều).
- Nếu thai còn tiến triển sau ngày dùng Misoprostol à Hút thai và cho xuất viện sau 2 giờ. Tái khám lại sau 1 tuần (rất cần thiết) hoặc tái khám ngay khi có bất thường (sốt, ra máu nhiều).
Ban chủ nhiệm khoa KHGĐ
Bài viết khác
- Đăng ký trực tiếp theo số thứ tự tại bệnh viện (07-11-2022)
- Khám đặt hẹn - Khám chuyên gia (07-11-2022)
- Các hình thức thanh toán (22-06-2023)
- Hướng dẫn tra cứu hóa đơn điện tử (20-12-2024)
- Đón xem Radar Sản phụ khoa số 21: Ngừa thai khẩn cấp và tránh thai hằng ngày - Như thế nào là đúng? (17-12-2024)