Phản ứng phản vệ - Bệnh viện Hùng Vương

Phản ứng phản vệ - Bệnh viện Hùng Vương

Phản ứng phản vệ - Bệnh viện Hùng Vương

Phản ứng phản vệ - Bệnh viện Hùng Vương

Phản ứng phản vệ - Bệnh viện Hùng Vương
Phản ứng phản vệ - Bệnh viện Hùng Vương

Phản ứng phản vệ

      1. Phản ứng phản vệ là gì?

     Phản ứng phản vệ là một phản ứng dị ứng cấp tính nặng, có thể đe doạ trực tiếp tới tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Phản ứng này có thể xảy ra sau vài giây hoặc vài phút sau khi tiếp xúc với các chất dị ứng (hay còn gọi là dị nguyên: thuốc, mùi hương, phấn hoa, hay thực phẩn không phù hợp (tôm, hải sản, đậu phộng…).

     Phản vệ sẽ khiến hệ thống miễn dịch giải phóng một lượng lớn chất trung gian hoá học gây giãn mạch đột ngột, tăng tính thấm thành mạch, phế quản nhạy cảm quá mức gây co thắt phế quản. Một số trường hợp có thể xác định được nguyên nhân gây ra phản vệ nhưng một số khác lại rất khó để xác định bởi nguyên nhân có thể là sự kết hợp của nhiều nguyên nhân khác nhau gây khó khăn chẩn đoán.

     2. Triệu chứng phản vệ

     Các triệu chứng của phản vệ thường xảy ra trong vòng vài giây hay vài phút sau khi tiếp xúc với dị nguyên. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có thể xuất hiện lâu hơn, sau nửa giờ hoặc thậm chí nhiều giờ sau đó. Các triệu chứng của phản vệ được phân thành 4 mức độ như sau:

     - Độ 1: Nhẹ: chỉ có triệu chứng ở da và niêm mạc:

+ Phát ban da, ngứa da, nóng bừng da

+ Sưng phù môi, lưỡi, hầu họng

 

 

     - Độ 2: Nặng: Có từ 2 biểu hiện ở nhiều cơ quan

+ Phát ban da, sưng phù môi lưỡi, vùng hầu họng

+ Khó thở, tức ngực, khàn tiếng, chảy nước mũi

+ Đau bụng, nôn ói, yêu chảy

+ Huyết áp có thể tăng, nhịp tim nhanh hoặc loạn nhịp

     - Độ 3: Nguy kịch: biểu hiện ở nhiều cơ quan với mức độ nặng hơn

+ Tiếng rít thanh quản, phù thanh quản

+ Thở nhanh, khò khè, tím tái , rối loạn nhịp thở

+ Rối loạn ý thức: vật vã, hôn mê, co giật

+ Tim mạch: Shock, mạch nhanh, tụt huyết áp

     - Độ 4: Ngừng tuần hoàn :Ngưng tim, ngưng thở

     3. Nguyên nhân gây phản ứng phản vệ

     + Thực phẩm là nguyên nhân hàng đầu gây phản ứng dị ứng nghiêm trọng, đặc biệt là ở trẻ em (vd như: đậu nành, đậu phộng, tôm, ốc, hải sản…)

     + Một số loại thuốc: kháng sinh, giảm đau NSAIDS, thuốc cản quang, thuốc tiêm ngừa (VAT, Covid, …), thuốc gây tê gây mê, …

     + Côn trùng đốt: ong đốt, kiến lửa, kiến ba khoang

     + Dị ứng thời tiết, phấn hoa, lông động vật

     + Nếu không tìm được nguyên nhân gây dị ứng, bạn cần đi khám để thực hiện các xét nghiệm tìm dị nguyên

 

 

     4. Biến chứng nguy hiểm của phản ứng phản vệ

     + Tổn thương não

     + Suy thận

     + Shock tim

     + Rối loạn nhịp tim

     + Nhồi máu cơ tim

     + Có thể dẫn đến tử vong

     5. Cách xử trí và phòng ngừa phản vệ

     + Khi cơ thể bạn tiếp xúc với một chất nào đó gây dị ứng (thực phẩm, phấn hoa, lông chó mèo, thuốc …) sau vài giây tới vài phút xuất hiện các triệu chứng dị ứng, bạn cần tới trung tâm y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời

     + Chẩn đoán và điều trị sớm giúp giảm nguy cơ tăng nặng bệnh

     + Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng đã biết

     + Thông báo với bác sĩ về tình trạng dị ứng thuốc trước khi BS kê đơn.

Bs. Nguyễn Khánh Phương Linh - Khoa Cấp cứu - HSTC - Chống độc

 


 

Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác