Phát hiện sớm ung thư vú, tăng tỷ lệ sống còn lên đến 90% - Bệnh viện Hùng Vương

Phát hiện sớm ung thư vú, tăng tỷ lệ sống còn lên đến 90% - Bệnh viện Hùng Vương

Phát hiện sớm ung thư vú, tăng tỷ lệ sống còn lên đến 90% - Bệnh viện Hùng Vương

Phát hiện sớm ung thư vú, tăng tỷ lệ sống còn lên đến 90% - Bệnh viện Hùng Vương

Phát hiện sớm ung thư vú, tăng tỷ lệ sống còn lên đến 90% - Bệnh viện Hùng Vương
Phát hiện sớm ung thư vú, tăng tỷ lệ sống còn lên đến 90% - Bệnh viện Hùng Vương

Phát hiện sớm ung thư vú, tăng tỷ lệ sống còn lên đến 90%

    1. Tỷ lệ tử vong do ung thư vú có thể đến 70% nếu phát hiện ở giai đoạn muộn

     Trước tiên, nhờ BS chia sẻ về thực trạng ung thư vú tại Việt Nam hiện nay như thế nào ạ? Ung thư vú khi được phát hiện sớm và điều trị tích cực sẽ mang lại những tín hiệu tích cực ra sao, thưa BS?

     BS.CK2 Nguyễn Trần Bảo Chi - Trưởng khoa - Khoa Nhũ, Bệnh viện Hùng Vương trả lời: Tại Việt Nam, ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ. Theo số liệu mới nhất của GLOBOCAN năm 2022, Việt Nam đã có hơn 24.000 phụ nữ mới mắc, và hiện nay ung thư đứng hàng đầu ở Việt Nam, đồng thời ung thư cũng là nguyên nhân gây tử vong ở nữ giới. Vì vậy việc tầm soát ung thư vú có rất nhiều giá trị, đặc biệt về mặt điều trị người phụ nữ sẽ tránh việc can thiệp nhiều.

     Ví dụ trước đây khi điều trị ung thư vú, người phụ nữ phải cắt bỏ vú, nhưng nếu tầm soát, phát hiện sớm sẽ có nhiều cơ hội cho người phụ nữ giữ lại được vú, giảm nguy cơ tử vong.

     Khi phát hiện ung thư vú ở giai đoạn sớm tùy theo thể bệnh mà tỷ lệ sống còn có thể lên đến 90%. Trong khi đó nếu ung thư vú phát hiện ở giai đoạn muộn, tỷ lệ tử vong có thể lên đến 70%, nghĩa là tỷ lệ sống còn chỉ còn khoảng 30%.

 

     2. Tất cả phụ nữ không phân biệt già trẻ, nghề nghiệp, địa phương đều có nguy cơ mắc ung thư vú

     Thưa BS, những chị em nào có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn ạ? Công việc nào có ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc căn bệnh này hơn cả, thưa BS?  Việc tầm soát ung thư vú có nên thực hiện đại trà trong cộng đồng và vì sao?

     BS.CK2 Huỳnh Xuân Nghiêm - Phó Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương trả lời: Những người phụ nữ khi được trưởng thành, bắt đầu lập gia đình, có con và cho con bú, sau đó tiếp tục cuộc sống của mình, sống vui, sống khỏe, tầm soát ung thư vú là một vấn đề cần làm. Tất cả phụ nữ không phân biệt già trẻ, hay bất kỳ vị trí, công việc, nghề nghiệp, đất nước nào đều có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.

     Như vậy ung thư vú có thể hiện diện nếu phụ nữ không có chương trình tầm soát cho chính bản thân và không chăm sóc vú. Hiện nay, để tăng chất lượng cuộc sống, ngoài tầm soát các bệnh ung thư ở phụ nữ như ung thư cổ tử cung, tầm soát ung thư vú định kỳ đóng vai trò quan trọng.

     3. Yếu tố nguy cơ gây ung thư vú

     Những nhóm phụ nữ nào dễ dàng có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn những người khác? Công việc họ đang làm có ảnh hưởng gì đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh hay không, thưa BS?

     BS.CK2 Huỳnh Xuân Nghiêm trả lời: Ung thư vú hiện có tỷ lệ mắc đứng hàng đầu, vị trí này trước đây là ung thư cổ tử cung. Ngày nay do chất lượng cuộc sống ngày một tăng cao, chế độ dinh dưỡng đầy đủ, do đó ung thư thường phổ biến ở phụ nữ béo phì.

     Như vậy, khi chất lượng cuộc sống tăng cao, stress, suy nghĩ nhiều, rối loạn yếu tố tâm lý, thức khuya nhiều, mất sự cân bằng của công việc, gia đình và sự nghỉ ngơi không hợp lý, là các yếu tố nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.

     Bên cạnh đó, những người phụ nữ có chế độ sinh hoạt không lành mạnh, sử dụng các loại thuốc, các chất kích thích như hút thuốc lá… có nguy cơ dẫn đến ung thư vú và cả ung thư cổ tử cung.

     Vì vậy, bất cứ người phụ nữ nào cũng có nguy cơ, và những người phụ nữ trong cuộc sống mất sự cân bằng, béo phì, không cân đối về công việc là những điều chị em nên cân nhắc và chăm sóc sức khỏe bản thân nhiều hơn, thông qua đó có thể phát hiện sớm ung thư vú.

 

     4. Nên tầm soát ung thư vú trong cộng đồng

     Có nên thực hiện tầm soát ung thư vú đại trà trong cộng đồng, thưa BS?

     BS.CK2 Nguyễn Trần Bảo Chi trả lời: Ung thư vú là loại ung thư thường gặp, nếu bệnh phát hiện sớm có thể giảm tỷ lệ tử vong, và liên quan đến vấn đề tiếp cận sớm, do đó việc thực hiện tầm soát cộng đồng rất có giá trị, điều này đã được chứng minh qua các nghiên cứu trên thế giới.

     Tại Việt Nam tỷ lệ mới mắc ung thư vú chỉ bằng 1/3 - 1/4 so với các nước châu Âu hay các quốc gia phát triển khác, tuy nhiên tỷ lệ tử vong ở các nước này thấp hơn vì họ tầm soát cộng đồng.

     Tóm lại nên tầm soát ung thư vú trong cộng đồng sẽ giúp phát hiện bệnh nhân ung thư vú giai đoạn sớm, từ đó giảm tỷ lệ tử vong.

 

Các chuyên gia khuyến cáo phụ nên tầm soát ung thư vú nhằm giảm tỷ lệ tử vong, nâng cao chất lượng cuộc sống

     5. Có thể ngừng tầm soát ung thư vú từ 65 tuổi

     Theo BS, từ độ tuổi nào hay có các dấu hiệu nào thì các chị em nên bắt đầu tầm soát ung thư vú ạ? Và việc tầm soát này nên thực hiện đến độ tuổi nào thì phái đẹp có thể ngừng ạ?

     BS.CK2 Huỳnh Xuân Nghiêm trả lời: Tầm soát ung thư vú có thể thực hiện ở mọi lứa tuổi, ví dụ phụ nữ vừa trưởng thành sau khi bắt đầu có kinh, đến khi nhận thấy nhũ hoa không phát triển hoặc phát triển quá mức. Nhóm tuổi này nên tầm soát ung thư vú vì sau siêu âm bác sĩ có thể đánh giá được cơ địa và sự phát triển sinh dục nữ, từ đó có kế hoạch trong tương lai đối với việc sinh con và tầm soát định kỳ.

     Đối với nhóm phụ nữ trong tuổi hoạt động sinh dục phải tầm soát ung thư vú. Vì trong tuổi hoạt động sinh dục, mô tuyến vú có ảnh hưởng nhiều do các hoạt động, đặc biệt có liên quan đến hoạt động của buồng trứng. Do đó ở những nhóm tuổi này khi đi tầm soát ung thư cổ tử cung có thể tầm soát luôn ung thư vú.

     Tại Bệnh viện Hùng Vương, nhóm phụ nữ trong lứa tuổi hoạt động sinh dục đi tầm soát ung thư cổ tử cung sẽ được bác sĩ giới thiệu về vấn đề tầm soát ung thư vú.

     Đối với nhóm tuổi trung niên, đây là nhóm làm đẹp nhiều, có nhiều thời gian, do đó trong việc tầm soát có thể chụp thêm nhũ ảnh. Như vậy những người phụ nữ  40 tuổi các bác sĩ sẽ cho chụp thêm nhũ ảnh.

     Nếu trong suốt quá trình cuộc đời từ khi có kinh, đến khi trưởng thành và già đi, trong một thời điểm chị em tự khám vú có phát hiện khối u cần phải đi khám bệnh. Khi thăm khám, mục đích của bác sĩ là chẩn đoán tình trạng tổn thương, mức độ lành tính, ác tính, đồng thời có một số xét nghiệm sau đó cần làm để xác định và chẩn đoán.

     Tóm lại người phụ nữ khi bắt đầu có kinh, muốn cuộc sống tốt hơn thì nên đi tầm soát. Bác sĩ phụ khoa có thể dùng các kỹ thuật như siêu âm bụng, kiểm tra hình thái học cấu trúc tử cung, buồng trứng, siêu âm tuyến vú.

     Khi chị em chuẩn bị kết hôn, nên đi tầm soát thêm để chẩn đoán tiền hôn nhân. Ngoài ra cần tầm soát ung thư vú vào thời điểm sau khi cho con bú để xác định lại những thay đổi về cấu trúc mô tuyến vú.

     Một số phụ nữ có những thay đổi sau khi cho con bú, ở tuổi 40 chị em càng phải đi tầm soát nhiều hơn, các bác sĩ có thêm các kỹ thuật, giải pháp để làm tăng khả năng tầm soát phát hiện ung thư vú cho nhóm phụ nữ trung niên.

     Giống như những người phụ nữ khác, đến 65 tuổi chị em có thể ngừng tầm soát ung thư vú, nhưng nếu trong nhóm tuổi đó có phát hiện u hoặc sự bất thường ở mô tuyến vú, chị em nên đi khám để bác sĩ có thể xác định tình trạng bệnh lý từ đó điều trị sớm.

 

Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác