Quy trình xét nghiệm mô bệnh học - Bệnh viện Hùng Vương

Quy trình xét nghiệm mô bệnh học - Bệnh viện Hùng Vương

Quy trình xét nghiệm mô bệnh học - Bệnh viện Hùng Vương

Quy trình xét nghiệm mô bệnh học - Bệnh viện Hùng Vương

Quy trình xét nghiệm mô bệnh học - Bệnh viện Hùng Vương
Quy trình xét nghiệm mô bệnh học - Bệnh viện Hùng Vương

Quy trình xét nghiệm mô bệnh học

     1. Khái niệm xét nghiệm mô bệnh học:

- Giải phẫu bệnh (GPB) là một chuyên ngành khoa học chuyên nghiên cứu các tổn thương và tìm hiểu mối liên quan mật thiết giữa những biến đổi hình thái và các rối loạn chức năng trên các cơ quan, bộ phận của cơ thể, trên cơ sở đó để chẩn đoán, xác định phương pháp điều trị phù hợp và tiên lượng bệnh.

- Dựa trên những mẫu bệnh phẩm tế bào, bệnh phẩm mô được lấy ra từ các cơ quan, bộ phận của cơ thể, qua quá trình xử lý thành tiêu bản và được bác sĩ chuyên khoa giải phẫu bệnh phân tích dưới kính hiển vi. Kết quả sau phân tích giải thích được bản chất của tổn thương.

     2. Vai trò của xét nghiệm mô bệnh học là gì?

- Xét nghiệm giải phẫu bệnh được xem là “tiêu chuẩn vàng” trong chẩn đoán bệnh. Kết quả phân tích sẽ giúp các bác sĩ biết rõ được bản chất của những vùng tổn thương trên cơ thể, hoặc xác định khối u là lành tính hay ác tính. Từ đó, các bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị và tiên lượng bệnh cho từng bệnh nhân.

- Xét nghiệm GPB được ứng dụng rộng rãi trong y học, đặc biệt đối với bệnh lý ung thư để:

+ Sàng lọc, phát hiện ung thư sớm.

+ Chẩn đoán chính xác bản chất của tổn thương.

+ Xác định giai đoạn bệnh.

+ Tiên lượng bệnh.

+ Theo dõi bệnh nhân sau điều trị

     3. Cần làm xét nghiệm Giải phẫu bệnh khi nào?

- Khi bệnh nhân đến khám sức khỏe tổng quát.

- Người bệnh có chỉ định sinh thiết khi nội soi đường tiêu hóa.

- Khi phát hiện khối hoặc tổn thương bất thường (sờ thấy hoặc qua chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng…)

- Tất cả các bệnh phẩm sau thủ thuật, phẫu thuật.

- Thực hiện giải phẫu bệnh khi người bệnh điều trị ung bướu

     4. Quy trình xét nghiệm mô học hoặc mô bệnh học phải qua các giai đoạn sau:

- Tiếp nhận mẫu gởi:

+ KTV Giải phẫu bệnh check trên hệ thống mạng Hsoft

+ Đối chiếu mẫu phù hợp trong phiếu chỉ định lâm sàng

+ Nhập mã ID trên phiếu chỉ định sinh thiết

+ Tập kết mẫu vào khu vực cắt lọc đại thể

- Phân tích bệnh phẩm:

+ Bs.Giải phẫu bệnh khảo sát, mô tả đại thể các mẫu bệnh phẫm, cắt chọn lọc các vùng mô nghi ngờ cần chẩn đoán

+ KTVGPB ghi chép mô tả trên mạng Hsoft, đồng thời cho vào riêng từng mô cắt chọn lọc vào hộp nhựa chuyên dụng

+ Mẫu mô còn lại được lưu trữ trong vòng 03 tháng trước khi tiêu hủy theo quy định

- Cố định bệnh phẩm:

+ Mô bệnh phẩm cố định bằng dung dịch formol trung tính 10 %, dung dịch cố định gấp 20 lần thể tích mô bệnh phẫm

- Khử nước: 

+ Để loại bỏ bớt các thành phần nước có trong mô

+ Lần lượt qua các dung dịch cồn 70 %, 80%, 100%

- Làm trong sáng mô:

+ Hóa chất xy len được dùng loại nước còn lại và làm trong sáng mô

- Vùi mô:

+ Paraffin có thể ngấm vào trong tổ chức mô và loại bỏ xylen dể dàng ở trong trạng thái lỏng. Vì thế ở công đoạn này paraffin phải được hâm nóng thường xuyên nhưng không quá 60 độC.        

- Đúc khuôn Parafine và Cắt mỏng:

+  Máy cắt mãnh vi thể có khả năng cắt những mảnh mô thành những mảnh thật mỏng, đều nhau, thông thường mô được cắt mỏng từ 3 – 6 micromet. Khi cắt mỏng người kỹ thuật viên phải thận trọng, dàn vào nước ấm ở nhiệt độ 50độC để cho mảnh cắt không có nếp gấp, nếp nhăn.

- Nhuộm Hematoxyline và Eosine (HE):

+ Hiện nay có rất nhiều phương pháp nhuộm cơ bản, nhưng thông dụng nhất là phương pháp nhuộm Hematocxylin- Eosin.

+ Nhuộm với máy nhuộm tự động và phủ lamelle tự động

- Đọc và phân tích kết quả - Trả kết quả:

+ Để giúp các Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh một cách chính xác, người kỹ thuật viên cần phải nhuộm đẹp. Đây là một trong những khâu quan trọng nhất, việc nhuộm các mẫu mô có mục đích chính là để quan sát các tế bào và tổ chức tế bào, giúp các nhà Giải phẫu bệnh đưa ra kết quả chính xác nhất.

     Đối với các sinh thiết, khoa giải phẫu bệnh lý phụ trách tất cả các khâu và bất cứ sai lầm trong khâu nào cũng có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả và có khi bắt buộc phải làm lại từ đầu. Do đó khi tiến hành các khâu kỹ thuật ta phải thận trọng trong từng chi tiết. Người kỹ thuật viên phải khéo tay, tỉ mỉ trong mọi thao tác. Vì một sai sót nhỏ có thể ảnh hưởng lớn đến phương pháp điều trị của những thầy thuốc cũng như tính mạng của bệnh nhân.

Khoa Giải phẫu bệnh tế bào - Quý 1/2024

Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác