Sản dịch và những điều bà mẹ sau sinh cần biết - Bệnh viện Hùng Vương

Sản dịch và những điều bà mẹ sau sinh cần biết - Bệnh viện Hùng Vương

Sản dịch và những điều bà mẹ sau sinh cần biết - Bệnh viện Hùng Vương

Sản dịch và những điều bà mẹ sau sinh cần biết - Bệnh viện Hùng Vương

Sản dịch và những điều bà mẹ sau sinh cần biết - Bệnh viện Hùng Vương
Sản dịch và những điều bà mẹ sau sinh cần biết - Bệnh viện Hùng Vương

Sản dịch và những điều bà mẹ sau sinh cần biết

 

     Hậu sản là khoảng thời gian 6 tuần lễ sau sinh. Trong thời kỳ này, các cơ quan của người mẹ, đặc biệt là cơ quan sinh dục sẽ dần trở về bình thường. Sự tiết sản dịch là một trong những hiện tượng quan trọng của thời kỳ hậu sản. Vậy sản dịch là gì, cách theo dõi sản dịch như thế nào và chăm sóc ra sao để phòng ngừa nhiễm khuẩn hậu sản?

     1. Tính chất của sản dịch:

     Sản dịch là chất dịch chảy ra ngoài âm hộ trong thời kỳ hậu sản. Sản dịch gồm những mảnh vụn của màng rụng, các cục máu đông nhỏ từ vết thương nơi nhau bám và những chất tiết từ vết thương của đường sinh.

     Trong vài ngày đầu: sản dịch có màu đỏ tươi, sau đổi sang màu đỏ sậm như bã trầu. Từ ngày 4 đến ngày 8: sản dịch loãng hơn, là chất nhầy lẫn với ít máu nên có màu lờ lờ như máu cá. Từ ngày 8 trở đi: sản dịch là chất nhầy trong có chứa lượng lớn bạch cầu và mô hoại tử, sau đó sẽ ít dần đi. Hiện tượng này kéo dài trong khoảng 2-3 tuần nữa.

     Vào khoảng ngày 12-18, bà mẹ có thể ra chút máu đỏ tươi từ âm đạo trong 1-2 ngày. Đó là hiện tượng kinh non, là 1 hiện tượng sinh lý bình thường. Còn kỳ kinh thực sự đầu tiên sau sinh thường kéo dài hơn và ra máu nhiều hơn bình thường. Nếu cho con bú, kỳ kinh đầu tiên thường đến sau 6-8 tháng, nếu không cho bé bú mẹ, kỳ kinh đầu thường có vào khoảng tuần thứ 4-6 sau sinh.

     2. Một số vấn đề bất thường của tiết sản dịch

     Những ngày đầu sau sinh, theo dõi lượng sản dịch bằng số lượng băng vệ sinh mà bà mẹ sử dụng hằng ngày. Nếu sau sinh thấy có rất ít hoặc không có sản dịch thì phải kiểm tra xem có bị bế sản dịch không, khi đó tử cung sẽ không co hồi được và dễ bị băng huyết muộn, nhiễm trùng tử cung.

     Từ trong tử cung, sản dịch có mùi tanh nồng và vô trùng. Khi chảy ra ngoài nó có thể bị nhiễm bởi các vi khuẩn ở âm đạo và môi trường bên ngoài, khi đó sẽ có mùi hôi và có thể lẫn mủ nên có thể có màu đỏ đục. Nhiễm trùng sản dịch có thể gây nhiễm trùng vết may tầng sinh môn, tử cung co hồi chậm và đau.

     3. Cách vệ sinh hằng ngày

  • Những ngày đầu sau sinh: Thay băng vệ sinh 4-5 lần/ngày hay khi băng ướt, rửa bằng nước sạch hoặc dung dịch vệ sinh dịu nhẹ mỗi lần thay băng, sau mỗi lần đi vệ sinh phải rửa sạch, lau khô.
  • Những ngày tiếp theo: Thay băng vệ sinh, rửa bộ phận sinh dục ít nhất 3 lần/ngày.
  • Tắm bằng nước ấm, có thể đứng tắm dưới vòi hoa sen, massage nhẹ nhàng.
  • Gội đầu sạch sẽ, sấy khô, việc nhét bông gòn trong lỗ tai là không cần thiết.

     4. Chế độ sinh hoạt

  • Cho con bú sớm ngay sau sinh và thường xuyên giúp tử cung co hồi nhanh, sản dịch mau hết.
  • Vận động nhẹ sau sinh 6 giờ, có thể ngồi dậy, nếu cần đi lại nên nhờ người nhà hoặc nhân viên y tế hỗ trợ, ngày hôm sau có thể đi lại nhẹ nhàng, một tuần sau sinh có thể làm việc nhẹ, tránh vận động mạnh.
  • Ngủ đủ 8 giờ/ngày, tôn trọng giấc ngủ trưa.
  • Nên tránh quan hệ tình dục trong 6 tuần đầu vì dễ sang chấn, nhiễm khuẩn.
  • Nên tập thể dục giúp cơ thể chóng phục hồi, tránh táo bón, giúp ăn ngon miệng.

     5. Chế độ dinh dưỡng

  • Ăn uống đầy đủ, cân đối các nhóm thức ăn. Cần bổ sung nguồn chất đạm từ trứng, thịt, cá, sữa hay đậu nành. Nên ăn các loại thực phẩm giàu chất sắt như thịt bò, rau dền đỏ, củ dền, rau cải xà lách.
  • Nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi để bổ sung các vitamin cần thiết và tránh bị táo bón. Mỗi ngày có thể uống thêm 1 viên thuốc bổ đa sinh tố.
  • Uống đủ 2,5-3 lít nước mỗi ngày. Không nên ăn thức ăn quá khô và mặn, nên ăn đủ nước canh, nước súp và uống sữa 1-2 lít/ngày.
  • Tránh tập quán kiêng cữ nhiều chất cần thiết trong ăn uống.

     6. Những dấu hiệu bất thường cần đi khám ngay:

  • Sốt >38 độ, rét run, ớn lạnh
  • Đau bụng nhiều và tăng lên
  • Sản dịch ra kéo dài và có mùi hôi, hoặc ra nhiều ướt băng vệ sinh trong 1 giờ
  • Sưng đau nhiều vết may tầng sinh môn, chảy dịch hay hở da vết may.

 

Tài liệu tham khảo

  1. Bộ Y tế. Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, 2017.
  2. Đại học Y dược TP HCM. Bộ môn Phụ Sản. Bài giảng sản khoa, 2021.
  3. WHO. Postnatal Care for Mothers and Newborns, 2015.
  4. WHO. Recommendations on maternal and newborn care for a positive postnatal experience, 2022.
Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác