I. ĐỊNH NGHĨA:
- Sảy thai là hiện tượng thai tuột ra tự nhiên trước 20 tuần của thai nghén tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng hoặc thai nặng dưới 500g.
- Sảy thai liên tiếp là tình trạng sảy thai từ 3 lần trở lên.
- Tỷ lệ sảy thai tự nhiên chiếm tới trên 15% tổng số có thai.
II. YẾU TỐ NGUY CƠ:
- Nguy cơ sẩy thai sau 2 lần sẩy liên tiếp: 17-25%.
- Nguy cơ sẩy thai sau 3 lần sẩy liên tiếp: 25-46%.
III. TIẾP CẬN THEO NGUYÊN NHÂN:
1. Di truyền:
- Nguyên nhân đầu tiên phải nghĩ đến khi bị sảy thai liên tiếp
- Người ta đã biết là các bất thường nhiễm sắc thể liên quan đến tình trạng hư thai ở tam cá nguyệt đầu.
- Thường sảy thai xảy ra sớm, ngay từ tuần thứ 2 – 4 tính từ ngày thụ thai.
2. Bất thường giải phẫu tử cung:
- Tử cung có vách ngăn làm gia tăng nguy cơ sảy thai.
- TC hai sừng, TC chột, TC đôi
- Dính buồng tử cung
- Polyp buồng TC
- Nhân xơ dưới niêm
- Hở eo cổ tử cung thường gặp trường hợp sảy thai tam cá nguyệt thứ hai.
- Hiện tại chưa có xét nghiệm nào thỏa đáng để đánh giá tình trạng hở eo tử cung trong giai đoạn không có thai. Chẩn đoán dựa trên tiền sử sảy thai muộn, khởi đầu bằng tình trạng vỡ ối tự nhiên hay sự mở cổ tử cung không gây đau…
-> Tất cả các phụ nữ có sảy thai liên tiếp nên được siêu âm vùng chậu để đánh giá các bất thường giải phẫu học của tử cung.
3. Những rối loạn nội tiết hệ thống của mẹ:
Chiếm 8-12% các trường hợp sẩy thai liên tiếp.
3.1. Thiếu hụt pha hoàng thể:
3.2. Suy giáp:
- Nếu suy giáp không được điều trị có thể làm tăng kết cục xấu thai kỳ: sẩy thai,
sanh non, nhẹ cân, cao huyết áp thai kỳ.
3.3. Rối loạn dung nạp đường:
- Rối loạn dung nạp đường được xem như một nguyên nhân trực tiếp dẫn đến
sẩy thai liên tiếp và dị tật thai. Do vậy cần được tầm soát và điều trị tốt trước
khi mang thai.
- Những phụ nữ tiểu đường có HBA1c cao trong ba tháng đầu thai kỳ có nguy cơ sảy thai và thai dị dạng. Tuy nhiên, nếu đái tháo đường được kiểm soát tốt
3.4. Tăng prolactin:
- Tăng prolactin cũng được chứng minh làm tăng nguy cơ sẩy thai.
- cũng như các bệnh ly tuyến giáp điều trị ổn thì không phải là yếu tố nguy cơ của STLT.
- Các nhiễm trùng cơ quan sinh dục đặc biệt do chlamydia, toxophlasma, mycoplasma, herpes… là các tác nhân nhiễm trùng có thể gây ra tình trạng sảy thai.
4. Yếu tố môi trường:
- Do nghiện rượu, thuốc lá, cà phê là những nguy cơ sảy thai, nên cần bỏ rượu, thuốc lá, cà phê nhiều tháng trước khi có thai.
- Tập thể dục thường xuyên và có một chế độ ăn uống cân bằng bao gồm axit folic và đầy đủ vitamin, khoáng chất, tốt nhất là từ các nguồn tự nhiên.
- Giảm căng thẳng và ngủ đủ giấc.
- Giảm đau buồn và mất mát sau lần sẩy thai.
5. Hội chứng Antiphospholipid:
- Hội chứng Antiphospholipid Antiphospholipid antibody syndrome (APS) được chứng minh là hội chứng duy nhất trong nhóm gây rối loạn đông máu có ảnh hưởng xấu đến thai kỳ.
- 5-15% phụ nữ bị sẩy thai liên tiếp nhiều lần bị APS.
6. Yếu tố miễn dịch:
- Vai trò của yếu tố tự miễn trong sẩy thai liên tiếp vẫn còn nhiều mâu thuẫn. Và
hiện nay chưa có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu.
7.Thiếu hụt yếu tố đông máu di truyền:
- Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy có mối liên hệ giữa rối loạn đông máu do
di truyền và sẩy thai giai đoạn muộn (và thai lưu), có thể là do huyết khối
mạch máu tử cung-nhau thai.
8. Không thấy rõ nguyên nhân:
- Khoảng 75% trường hợp sẩy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân sẽ có thai mà
không cần phải can thiệp điều trị.
- Tuy nhiên, tiên lượng xấu tỉ lệ với số tuổi người mẹ và số lần sẩy thai.
- Khả năng có thai bình thường trong những lần có thai sau là 50-60% tùy thuộc
vào tuổi mẹ và số lần sanh.
- Nhưng những trường hợp này lại có tiên lượng 75% thai kỳ tốt ở lần có thai sau nếu chăm sóc thai kỳ sớm. Tuy nhiên, cần phải biết tiên lượng sẽ giảm nhiều theo độ tăng của tuổi người mẹ và số lần sảy thai trước đó.
-> Nếu tất cả những thăm dò trên bình thường, có thể nghĩ đến một trường hợp sẩy
thai liên tiếp không rõ nguyên nhân.
IV. TƯ VẤN VÀ ĐIỀU TRỊ:
- Được làm mẹ là mong ước lớn nhất của phụ nữ sau khi lập gia đình. Tuy nhiên, không ít trường hợp bị sẩy thai liên tục khiến nhiều chị rơi vào trạng thái bất an, buồn phiền, hạnh phúc gia đình có nguy cơ đổ vỡ.
- Vì vậy, các chị em phụ nữ cần phòng bệnh bằng cách khám và tư vấn tiền sản trước khi mang thai. Nên chuẩn bị điều này ngay khi vừa kết hôn, hoặc một năm trước khi mang thai. Khi bác sĩ kết luận cơ thể đã hoàn toàn khỏe mạnh và sẵn sàng thì bạn cũng cần một thời gian dài để thực hiện việc chích ngừa tiền sản.
- Việc tư vấn và khám tiền sản cũng rất có ích đối với vợ chồng bị hiếm muộn cần thụ tinh trong ống nghiệm. Bởi một khi người vợ có vấn đề liên quan đến vô sinh mà cộng thêm cơ địa bị hội chứng kháng phospholipids thì việc thụ tinh nhân tạo cũng khó khăn gấp bội phần.
- Khi mang thai kèm với đau bụng hoặc ra huyết cần phải đi khám ngay tại các cơ sở có chuyên khoa sản để dược Bác sĩ khám, siêu âm xác định tình trạng thai và điều trị.
- Cần kiên nhẫn để khám và theo điều trị của Bác sĩ.
Bs. Lê Thị Phương Trang - K.PNNT
Bài viết khác
- Đăng ký trực tiếp theo số thứ tự tại bệnh viện (07-11-2022)
- Khám đặt hẹn - Khám chuyên gia (07-11-2022)
- Các hình thức thanh toán (22-06-2023)
- Hướng dẫn tra cứu hóa đơn điện tử (20-12-2024)
- Đón xem Radar Sản phụ khoa số 21: Ngừa thai khẩn cấp và tránh thai hằng ngày - Như thế nào là đúng? (17-12-2024)