Sẩy thai sớm xảy ra trước khi thai đủ 13 tuần tuổi thai. Tần suất sẩy thai sớm khoảng 10/100 thai kỳ.
1. Nguyên nhân gây sảy thai sớm là gì?
- Khoảng 50% sấy thai sớm sảy ra do phôi thai phát triển bất thường. Điều này thường do thai có bất thường về số lượng nhiễm sắc thể. Nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào của cơ thể và mang đặc tính di truyền cho sự phát triển và chức năng của mỗi tế bào. Trong quá trình thụ tinh, khi trứng và tinh trùng kết hợp, nếu bộ nhiễm sắc thể của một trong hai có bất thường về số lượng, sẽ dẫn đến phôi thai hình thành có bộ nhiễm sắc thể bất thường, và dẫn đến sẩy thai
- Trong hầu hết các trường hợp, sẩy thai không phải làm nguyên nhân từ người mẹ. Điều quan trọng cần hiểu sẩy thai thường xảy ra một cách ngẫu nhiên. Các hoạt động thường ngày như làm việc, tập luyện, căng thẳng, quan hệ tình dục, hay thuốc tránh thai đường uống trước khi mang thai đều không gây sẩy thai. Rất ít loại thuốc có thể gây sẩy thai. Ốm nghén – tình trạng buồn nôn và nôn thường gặp ở thời kỳ đầu mang thai – cũng không gây sảy thai
- Một số phụ nữ cho rằng sẩy thai do té ngã, sợ hãi hoặc căng thẳng. Trong hầu hết các trường hợp, điều này không đúng. Có thể đơn giản là những điều này xảy ra cùng thời điểm sẩy thai.
- Khả năng sảy thai sớm tăng lên khi ba hoặc mẹ lớn tuổi. Đối với phụ nữ trên 40 tuổi, cứ 3 lần mang thai thì có khoảng 1 người bị sẩy thai. Hầu hết kết thúc vì sự bất thường về nhiễm sắc thể.
2. Những dấu hiệu và triệu chứng của sảy thai sớm là gì?
- Chảy máu là dấu hiệu sảy thai phổ biến nhất. Hãy đi khám ngay nếu bạn có dấu hiệu hoặc triệu chứng sẩy thai, bao gồm:
- Ra huyết âm đạo có hoặc không có đau bụng kèm theo
- Dịch chảy ra từ âm đạo, kể cả khi bạn không đau bụng hay chảy máu
- Khối mô đi ra từ âm đạo
- Chảy máu một lượng nhỏ có thể gặp trong thời kỳ đầu mang thai nhưng không có nghĩa là bạn sẽ bị sẩy thai. Nếu chảy máu nhiều hoặc kèm theo đau như đau bụng kinh, hãy đến bệnh viện sớm để được thăm khám và điều trị.
- Chẩn đoán sẩy thai sớm thường được dựa trên việc thăm khám và siêu âm. Trong một số trường hợp, bạn có thể được xét nghiệm máu để đo nồng độ hCG để theo dõi và chẩn đoán chính xác.
- Việc điều trị với các trường hợp sẩy thai sớm sẽ được bác sỹ cân nhắc và thảo luận với thai phụ tuỳ mỗi trường hợp. Đôi khi chỉ đơn giản sẽ theo dõi thêm nếu sẩy thai trọn. Nếu tình trạng sẩy thai không trọn, bác sỹ có thể dùng thuốc hoặc thủ thuật để loại bỏ mô thai còn sót trong tử cung.
3. Có thể sinh thêm con sau khi sảy thai sớm không?
- Sẩy thai trong ba tháng đầu thường chỉ xảy ra một lần. Hầu hết phụ nữ bị sẩy thai sớm đều tiếp tục mang thai thành công. Sảy thai nhiều lần là rất hiếm.
- Khi sảy thai từ hai lần trở lên, xét nghiệm có thể được thực hiện để tìm ra nguyên nhân. Ngay cả khi không tìm thấy nguyên nhân, hầu hết phụ nữ vẫn mang thai thành công ngay cả sau khi sảy thai nhiều lần.
4. Bao lâu tôi có thể mang thai trở lại sau khi sảy thai?
- Bạn có thể mang thai trở lại ngay sau 2 tuần sau khi sảy thai sớm. Nếu bạn không muốn mang thai lần nữa ngay lập tức, hãy sử dụng biện pháp tránh thai.
- Nếu bạn muốn mang thai lần nữa, hãy nói chuyện với bác sĩ sản khoa về thời điểm tốt nhất để thử lại. Tuy nhiên, bạn nên dành thời gian để phục hồi về mặt tinh thần và thể chất trước khi cố gắng mang thai lần nữa.
- Mẹ có thể đăng ký khám tiền thai sản tại Bệnh viện Hùng Vương để được các bác sĩ giàu kinh nghiệm trực tiếp thăm khám và tư vấn về sức khỏe sinh sản.
- Ngoài ra, khi mang thai mẹ cũng nên thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt để theo dõi tình trạng sức khỏe và có những biện pháp can thiệp kịp thời nhằm bảo vệ thai nhi an toàn trong bụng mẹ.
Người viết: BS. Bùi Văn Nam
Phòng: Chỉ đạo tuyến
Tài liệu tham khảo: https://www.acog.org/womens-health/faqs/early-pregnancy-loss
Bài viết khác
- Khám đặt hẹn - Khám chuyên gia (07-11-2022)
- Đăng ký trực tiếp theo số thứ tự tại bệnh viện (07-11-2022)
- Hành trình kỳ diệu: Từ giấc mơ đến hồi sinh trẻ sinh non 26 tuần tại Bệnh viện Hùng Vương (10-01-2025)
- Điều trị ngoại trú thai bám vết mổ cũ (10-01-2025)
- Tật đầu nhỏ (10-01-2025)