Siêu âm 4D trong thai kỳ

Siêu âm 4D trong thai kỳ

Siêu âm 4D trong thai kỳ

Siêu âm 4D trong thai kỳ

Siêu âm 4D trong thai kỳ
Siêu âm 4D trong thai kỳ

Siêu âm 4D trong thai kỳ

Siêu âm 4D là gì ?

Siêu âm 4D hay còn gọi là siêu âm 4 chiều là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh giúp quan sát trực tiếp hình ảnh và hoạt động của thai nhi trong bụng mẹ tại thời điểm siêu âm.

Bằng việc sử dụng một thiết bị đầu dò truyền sóng âm di chuyển trên da bụng của sản phụ, những hình ảnh và cử động của thai nhi sẽ hiện hữu trên màn hình dưới dạng video trực tiếp thông qua hệ thống xử lý.

Ý nghĩa của việc siêu âm 4D

Để phát hiện ra các hình ảnh bất thường giúp tầm soát các dị tật của thai nhi.

Kỹ thuật siêu âm 4D cho phép cha mẹ nhìn cận cảnh từng cử động, biểu cảm như cười, mếu, mút tay, nhăn mặt… Hơn nữa, thông qua các chỉ số về sinh trắc, cấu trúc cơ thể… các bác sĩ có thể phân biệt các hình ảnh của thai nhi là bình thường hay bất thường để giúp các bác sĩ lâm sàng có hướng xử trí phù hợp.

Nên siêu âm 4D vào thời điểm nào?

Siêu âm 4D giúp phát hiện 80-85% dị tật thai nhi. Vào những thời điểm quan trọng mẹ bầu được chỉ định phương pháp siêu âm 4D. Theo đó, siêu âm 4D nên được thực hiện ở những thời điểm sau:

Tuần 20-24:

Xác định, loại trừ các dị tật của thai nhi:

  • Về đầu – mặt – ống thần kinh như sứt môi – hở hàm ếch, não úng thủy, không phân chia não trước, dãn não thất, giãn hố sau, bất sản thể chai, thoát vị màng não tủy…
  • Về tim – phổi – lồng ngực như bệnh lý tim mạch (thông liên thất, đảo gốc động mạch, thất phải 2 đường ra, thiểu sản tâm thất phải – tâm thất trái…); bệnh lý phổi (phổi biệt lập, bệnh phổi tuyến nang, tràn dịch màng phổi…); bệnh lý lồng ngực (hẹp lồng ngực, thoát vị hoành…).
  • Về các cơ quan trong ổ bụng như bệnh lý ống tiêu hóa (thoát vị rốn, hẹp tá tràng…), bệnh lý về cơ quan tiết niệu (thận đa nang, bất sản thận, thiểu sản thận…), các cấu trúc dạng nang trong ổ bụng (nang gan, nang ruột đôi, nang mạc treo, nang buồng trứng…).
  • Bệnh lý về chân tay – cơ quan vận động như tay chân khoèo, thiểu sản xương quay, bất sản xương sụn…

Cần chuẩn bị gì trước khi tiến hành siêu âm 4 chiều?

Siêu âm 4D là một kỹ thuật phát hiện dị tật thai nhi không gây đau và không xâm lấn. Khi đi siêu âm mẹ bầu mặc đồ rộng rãi, thoải mái. Mẹ bầu cần đi tiểu trước khi siêu âm.

Thời gian siêu âm sẽ khác nhau với mỗi thai phụ. Điều này tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tư thế của thai nhi, thể trạng của người mẹ (mập hay ốm), tình trạng bệnh lý của thai nhi, lượng nước ối, cử động của thai nhi nhiều hay ít.

Trường hợp thai phụ cần phải thực hiện siêu âm thời gian lâu hơn có thể đến từ những lý do như tư thế thai nhi không thuận lợi, thai có bất thường, lượng nước ối ít…

Tiến hành siêu âm 4D như thế nào?

  • Mẹ bầu nằm trên giường siêu âm, kéo váy (áo) để lộ phần bụng
  • Bác sĩ siêu âm sẽ bôi gel chuyên dụng lên vùng bụng để tạo môi trường truyền sóng siêu âm, cho ra kết quả rõ nét.
  • Bác sĩ đặt thiết bị đầu dò lên bụng mẹ bầu và di chuyển để thu được hình ảnh của thai nhi ở nhiều góc độ.
  • Thời gian thực hiện siêu âm 4D diễn ra khoảng 30 phút hoặc lâu hơn tùy tư thế thai nhi và thai nhi có kèm bất thường hay không.

Ưu nhược điểm khi siêu âm 4D

1. Ưu điểm

Ưu điểm hàng đầu của siêu âm 4D cho phép các bác sĩ quan sát và chẩn đoán hình thái thai nhi, qua đó có thể nhận biết những dấu hiệu bất thường hoặc dị tật bẩm sinh của thai nhi (nếu có). Thống kê cho thấy, siêu âm 4D có thể phát hiện dị tật chính xác 80% – 85%. Kỹ thuật này cũng mang đến những thông số cơ bản về tình trạng bánh nhau, nước ối, vị trí của thai nhi, các chỉ số sinh trắc của thai… Bên cạnh đó mẹ bầu biết được trạng thái hiện tại của thai nhi như bé đang mút tay, ngáp, ngủ, các đường nét, cấu trúc cơ thể… Khoảng thời gian siêu âm chính là lúc mẹ nhìn ngắm con từ trong bào thai, mang đến niềm vui cho sản phụ.

2. Nhược điểm

So với phần lớn các ưu điểm trên thì nhược điểm duy nhất của kỹ thuật này đến từ giá thành. Mức giá siêu âm 4D cao hơn so với siêu âm 2D. Tuy nhiên, đây cũng không phải là vấn đề lo lắng của nhiều mẹ bầu. Bởi hơn tất cả, thông qua kỹ thuật siêu âm, mẹ biết được tình trạng sức khỏe, sự phát triển bình thường hay bất thường của thai nhi.

Các thắc mắc về siêu âm 4D

1. Siêu âm 4D bao nhiêu tiền?

Tùy thuộc vào những yếu tố như cơ sở vật chất, thiết bị máy móc, trình độ chuyên môn của bác sĩ, chất lượng dịch vụ… mà giá siêu âm 4D tại mỗi bệnh viện, cơ sở y tế sẽ khác nhau. Theo đó, mức giá siêu âm 4D tại các bệnh viện tư có thể nằm trong khoảng 900 ngàn đồng. Vì thế, mẹ nên tham khảo mức giá tại các cơ sở y tế, bệnh viện trước khi thực hiện.

2. Siêu âm 4D có hại không?

Siêu âm 4D hiện nay hoàn toàn không gây hại cho thai nhi và mẹ bầu. Ngược lại, những ưu điểm của kỹ thuật này giúp mang đến sự an tâm, an toàn cho người mẹ. Giúp người mẹ tận hưởng trọn vẹn niềm hạnh phúc khi đang mang trong mình một thiên thần bé nhỏ.

3. Siêu âm 4D nhiều có tốt không?

Dù chưa có bất cứ thông tin nào về tác hại của việc thực hiện siêu âm 4D với sức khỏe mẹ và bé nhưng mẹ cũng không nên lạm dụng kỹ thuật siêu âm này mà cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.

4. Siêu âm 4D có chính xác không?

Độ chính xác cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào địa chỉ mẹ bầu chọn đi siêu âm. Do đó, mẹ bầu nên chọn những bệnh viện, cơ sở y tế chất lượng, được đầu tư về trang thiết bị mới nhất, bác sĩ chuyên môn cao… để có được độ chính xác cao nhất. Qua đó, chắc chắn về tình trạng sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác