Siêu âm chẩn đoán “Chảy máu ba tháng đầu thai kỳ” - Bệnh viện Hùng Vương

Siêu âm chẩn đoán “Chảy máu ba tháng đầu thai kỳ” - Bệnh viện Hùng Vương

Siêu âm chẩn đoán “Chảy máu ba tháng đầu thai kỳ” - Bệnh viện Hùng Vương

Siêu âm chẩn đoán “Chảy máu ba tháng đầu thai kỳ” - Bệnh viện Hùng Vương

Siêu âm chẩn đoán “Chảy máu ba tháng đầu thai kỳ” - Bệnh viện Hùng Vương
Siêu âm chẩn đoán “Chảy máu ba tháng đầu thai kỳ” - Bệnh viện Hùng Vương

Siêu âm chẩn đoán “Chảy máu ba tháng đầu thai kỳ”

     Chảy máu âm đạo khi mang thai có thể xảy ra trong ba tháng đầu của thai kỳ. Các nghiên cứu cho thấy khoảng 20-30% phụ nữ bị chảy máu trong thời kỳ đầu mang thai. Khoảng một nửa số phụ nữ mang thai bị chảy máu âm đạo nhưng không bị sẩy thai.

     Chảy máu trong ba tháng đầu của thai kỳ là hiện tượng phổ biến thường không để lại hậu quả lâu dài nhưng nó có thể là dấu hiệu của biến chứng, chẳng hạn như dọa sẩy thai, thai ngừng phát triển, trứng trống, hoặc bệnh lý nghiêm trọng khác, chẳng hạn như thai ngoài tử cung hoặc bệnh nguyên bào nuôi thai kỳ (còn gọi là thai trứng).

     Siêu âm đóng một vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán các biến chứng sớm của thai kỳ. Gần như tất cả các trường hợp chảy máu trong ba tháng đầu có thể được đánh giá đầy đủ thông qua thăm khám, siêu âm, xét nghiệm β-hCG huyết thanh.

     Hình ảnh siêu âm có thể thu được bằng phương pháp siêu âm bụng hoặc siêu âm qua ngã âm đạo; thông thường cả hai đều được sử dụng song song. Tuy nhiên, siêu âm qua ngã âm đạo giúp khảo sát chi tiết hơn về tử cung và buồng trứng. Đầu dò âm đạo sử dụng tần số cao hơn, thường là 8-10 MHz, mang lại độ phân giải cao hơn. Nhờ đặc điểm này siêu âm qua ngã âm qua ngã âm đọa được sử dụng để đánh giá các bất thường của thai ở giai đoạn sớm.

MỘT VÀI HÌNH ẢNH SIÊU ÂM ĐẦU DÒ ÂM ĐẠO

 

 

BS. Võ Thị Mộng Điệp - Khoa Chẩn đoán hình ảnh

Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác