Sự thật về sứt môi và chẻ khẩu cái (hở hàm ếch) - Bệnh viện Hùng Vương

Sự thật về sứt môi và chẻ khẩu cái (hở hàm ếch) - Bệnh viện Hùng Vương

Sự thật về sứt môi và chẻ khẩu cái (hở hàm ếch) - Bệnh viện Hùng Vương

Sự thật về sứt môi và chẻ khẩu cái (hở hàm ếch) - Bệnh viện Hùng Vương

Sự thật về sứt môi và chẻ khẩu cái (hở hàm ếch) - Bệnh viện Hùng Vương
Sự thật về sứt môi và chẻ khẩu cái (hở hàm ếch) - Bệnh viện Hùng Vương

Sự thật về sứt môi và chẻ khẩu cái (hở hàm ếch)

SỰ THẬT VỀ SỨT MÔI VÀ CHẺ KHẨU CÁI (HỞ HÀM ẾCH)

           Sứt môi và hở hàm ếch là dị tật bẩm sinh xảy ra khi môi hoặc miệng của em bé không hình thành đúng cách trong thai kỳ. Cùng với nhau, những dị tật bẩm sinh này thường được gọi là “khe hở hàm mặt”.

Sứt môi là gì?

       Môi hình thành giữa tuần thứ tư và thứ bảy của thai kỳ. Khi em bé phát triển trong thời kỳ mang thai, mô cơ thể và các tế bào đặc biệt từ mỗi bên của đầu sẽ phát triển về phía trung tâm của khuôn mặt và kết hợp với nhau để tạo nên khuôn mặt. Sự kết hợp của các mô này tạo thành các đặc điểm trên khuôn mặt, như môi và miệng. Sứt môi xảy ra nếu mô tạo nên môi không liền lại hoàn toàn trước khi sinh. Điều này dẫn đến một lỗ hở ở môi trên. Lỗ trên môi có thể là một khe nhỏ hoặc có thể là một lỗ lớn đi qua môi vào mũi. Khe hở môi có thể ở một hoặc hai bên môi hoặc ở giữa môi, rất hiếm khi xảy ra. Trẻ bị sứt môi cũng có thể bị chẻ khẩu cái đi kèm.

Chẻ khẩu cái là gì?

       Vòm miệng (khẩu cái) được hình thành giữa tuần thứ sáu và thứ chín của thai kỳ. Chẻ khẩu cái xảy ra nếu các mô tạo nên vòm miệng không liên kết với nhau hoàn toàn trong thời kỳ mang thai. Đối với một số bé, cả hai phần trước và sau của khẩu cái đều hở. Đối với những đứa trẻ khác, chỉ một phần của khẩu cái được mở.

Những vấn đề đi kèm

       Trẻ em bị sứt môi có hoặc không kèm theo chẻ khẩu cái hoặc chẻ khẩu cái đơn độc thường gặp khó khăn khi bú và nói không rõ ràng và có thể bị nhiễm trùng tai. Chúng cũng có thể có vấn đề về thính giác và các vấn đề về răng.

Có bao nhiêu trẻ sinh ra có sứt môi/ chẻ khẩu cái?

- Ở Mỹ, khoảng 1 trong số 1.600 trẻ sinh ra với sứt môi và chẻ khẩu cái.

- Cứ 2.800 trẻ sinh ra thì có khoảng 1 trẻ bị sứt môi không kèm chẻ khẩu cái.

- Cứ 1.700 trẻ sinh ra thì có khoảng 1 trẻ bị chẻ khẩu cái đơn độc

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

       Nguyên nhân của khe hở hàm mặt ở hầu hết trẻ sơ sinh vẫn chưa được biết. Một số trẻ bị sứt môi hoặc chẻ khẩu cái do những thay đổi trong gen của chúng. Sứt môi và chẻ khẩu cái được cho là do sự kết hợp của gen và các yếu tố nguy cơ khác gây ra, chẳng hạn như những thứ mà người mẹ tiếp xúc trong môi trường, hoặc những gì người mẹ ăn hoặc uống, hoặc một số loại thuốc mà người mẹ sử dụng trong khi mang thai.

Một số yếu tố làm tăng khả năng sinh con bị khe hở hàm mặt:

- Hút thuốc―Phụ nữ hút thuốc trong khi mang thai có nhiều khả năng sinh con bị khe hở hàm mặt hơn những phụ nữ không hút thuốc;

- Bệnh tiểu đường―Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường được chẩn đoán trước khi mang thai tăng nguy cơ sinh con bị sứt môi kèm hoặc không kèm chẻ khẩu cái so với những phụ nữ không mắc bệnh tiểu đường;

- Sử dụng một số loại thuốc―Phụ nữ sử dụng một số loại thuốc để điều trị bệnh động kinh, chẳng hạn như topiramate hoặc axit valproic, trong ba tháng đầu của thai kỳ tăng nguy cơ sinh con bị sứt môi có hoặc không kèm chẻ khẩu cái, so với những phụ nữ không dùng những loại thuốc này.

Chẩn đoán

       Khe hở hàm măt, đặc biệt là sứt môi có hoặc không có chẻ khẩu cái , có thể được chẩn đoán trong thai kỳ bằng siêu âm thường quy. Chúng cũng có thể được chẩn đoán sau khi em bé được sinh ra, đặc biệt là chẻ khẩu cái. Tuy nhiên, đôi khi một số loại chẻ khẩu cái (ví dụ, chẻ khẩu cái mềm đơn độc và lưỡi gà chẻ đôi) có thể không được chẩn đoán cho đến sau này trong cuộc đời.

Chẻ khẩu cái mềm đơn độc và lưỡi gà chẻ đôi

Phân loại

- Sứt môi đơn độc: 25%.

- Sứt môi - chẻ khẩu cái 1 hoặc 2 bên: 50%.

- Sứt môi - chẻ khẩu cái đường giữa: <1%.

- Chẻ khẩu cái đơn độc: 25%.

Rất hiếm khi được phát hiện trước sinh

Quản lý và điều trị

       Các dịch vụ và điều trị cho trẻ em bị khe hở hàm miêng có thể đa dạng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của khe hở, tuổi và nhu cầu của trẻ, sự hiện diện của các hội chưng liên quan hoặc dị tật bẩm sinh khác hoặc cả hai.

Phẫu thuật để sửa chữa sứt môi thường xảy ra trong vài tháng đầu đời và được khuyến nghị trong vòng 12 tháng đầu đời. Phẫu thuật để sửa chữa chẻ khẩu cái được khuyến nghị trong vòng 18 tháng đầu đời hoặc sớm hơn nếu có thể. Nhiều trẻ em sẽ cần các thủ tục phẫu thuật bổ sung khi lớn hơn. Phẫu thuật sửa chữa có thể cải thiện nét mặt và diện mạo khuôn mặt trẻ và cũng có thể cải thiện khả năng thở, thính giác, phát triển lời nói và ngôn ngữ.

Trẻ em sinh ra với khe hở hàm-mặt có thể cần các loại điều trị và dịch vụ khác, chẳng hạn như chăm sóc nha khoa hoặc chỉnh nha đặc biệt hoặc trị liệu ngôn ngữ. 

Với việc điều trị, hầu hết trẻ em bị khe hở hàm mặt đều tiến triển tốt và có một cuộc sống khỏe mạnh.

Nguồn: https://www.cdc.gov/ncbddd/birthdefects/cleftlip.html

Lược dịch: Bs Lê Thị Ngọc Yến - Khoa Chẩn đoán hình ảnh

Cập nhật 28/7/2023

Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác