Sữa mẹ thanh trùng giúp giảm tỷ lệ viêm ruột hoại tử và tử vong ở trẻ sinh non - Bệnh viện Hùng Vương

Sữa mẹ thanh trùng giúp giảm tỷ lệ viêm ruột hoại tử và tử vong ở trẻ sinh non - Bệnh viện Hùng Vương

Sữa mẹ thanh trùng giúp giảm tỷ lệ viêm ruột hoại tử và tử vong ở trẻ sinh non - Bệnh viện Hùng Vương

Sữa mẹ thanh trùng giúp giảm tỷ lệ viêm ruột hoại tử và tử vong ở trẻ sinh non - Bệnh viện Hùng Vương

Sữa mẹ thanh trùng giúp giảm tỷ lệ viêm ruột hoại tử và tử vong ở trẻ sinh non - Bệnh viện Hùng Vương
Sữa mẹ thanh trùng giúp giảm tỷ lệ viêm ruột hoại tử và tử vong ở trẻ sinh non - Bệnh viện Hùng Vương

Sữa mẹ thanh trùng giúp giảm tỷ lệ viêm ruột hoại tử và tử vong ở trẻ sinh non

     1. Việt Nam hiện có 5 ngân hàng sữa mẹ cung cấp đủ cho 31.000 trẻ có nhu cầu sử dụng

     Trước tiên, xin hỏi BS, thực trạng cũng như nhu cầu cần nguồn sữa hiến tặng tại Việt Nam nói chung và Bệnh viện Hùng Vương nói riêng ra sao ạ?

     TS.BS Phan Thị Hằng - Phó Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương trả lời: Nguồn sữa hiến tặng hiện nay đang có nhu cầu rất lớn tại Bệnh viện Hùng Vương và thực trạng tại Việt Nam.

     Tính đến nay, đã có 5 ngân hàng sữa mẹ ra đời tại Việt Nam, trong đó Ngân hàng sữa mẹ của Bệnh viện Hùng Vương ra đời cuối cùng nhưng có công suất lớn nhất cả nước. Điều này không chỉ may mắn cho các trẻ được sinh ra tại Bệnh viện Hùng Vương mà cho tất cả các trẻ toàn Việt Nam.

     Theo thống kê, có khoảng 41.000 trẻ sơ sinh cực non được sinh hàng năm tại nước ta, trong đó có khoảng 35.000 trẻ có nhu cầu sử dụng sữa mẹ thanh trùng. Với công suất hiện tại của 5 ngân hàng sữa mẹ sẽ có khoảng 102 lít sữa được sản xuất mỗi ngày, số lượng này đủ để cung cấp cho 35.000 trẻ sơ sinh có nhu cầu sử dụng sữa mẹ thanh trùng. Đây là tín hiệu đáng mừng, đó là nỗ lực không nhỏ của các mẹ bỉm và của các bệnh viện phụ sản trong cả nước.

     Với kỳ vọng cung cấp lượng sữa ở công suất tối đa, các ngân hàng sữa có thể đáp ứng được cho tất cả các trẻ trong cả nước. Tuy nhiên trong thời gian sắp tới, hi vọng sẽ mở rộng các bệnh viện có ngân hàng sữa mẹ vệ tinh để hỗ trợ, trở thành cánh tay nối dài giúp các ngân hàng sữa mẹ chính thu thập thêm nguồn sữa hoặc có thể cung cấp sữa thêm cho tất cả các trẻ được sinh ra tại các bệnh viện có ngân hàng sữa mẹ vệ tinh. Đây là điều đáng mừng để thấy được sự nỗ lực không nhỏ của cả hệ thống.

 

     2. Cần thêm các ngân hàng sữa vệ tinh để phát triển nguồn sữa thanh trùng

     Hiện nay, mạng lưới ngân hàng sữa mẹ tại Việt Nam ra sao, đặt tại các cơ sở y tế nào? 

     BS.CK2 Bùi Thị Thủy Tiên - Trưởng khoa Khoa sơ sinh - Bệnh viện Hùng Vương trả lời: Ngân hàng sữa mẹ đầu tiên tại Việt Nam là Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng, thứ hai là Bệnh viện Từ Dũ, thứ ba là Bệnh viện Quảng Ninh, thứ tư là Bệnh viện Phụ sản Nhi Trung ương, và thứ năm là Bệnh viện Hùng Vương. Ngoài 5 ngân hàng chính còng có 2 ngân hàng sữa mẹ vệ tinh ở Quảng Nam và Cần Thơ.

     - Trong tương lai số ngân hàng sữa mẹ này đã đủ cung cấp sữa hay chưa? Nếu cần thì cần thêm bao nhiêu ngân hàng sữa mẹ, thưa BS?

     BS.CK2 Bùi Thị Thủy Tiên trả lời: Hiện nay có 5 ngân hàng sữa mẹ đang phát triển, tuy nhiên nhu cầu cho các trẻ non tháng, nhẹ cân chưa đầy đủ. Nếu phát triển thêm các ngân hàng vệ tinh sẽ có cơ hội để có thêm nguồn sữa cho các bệnh viện, từ đó bệnh viện sẽ cung cấp sữa mẹ thanh trùng để tiếp cận các em bé non tháng tại các bệnh viện nhỏ quanh thành phố.

 

     3. Sữa mẹ thanh trùng giúp giảm tử vong từ 70% còn 41% ở trẻ sinh non từ 27-28 tuần

     Thưa BS, những dòng sữa quý giá từ người mẹ hiến tặng sẽ mang lại những cơ hội nào dành cho các thiên thần nhỏ mới chào đời cũng như sự phát triển trong tương lai?

     TS.BS Phan Thị Hằng trả lời: Sữa mẹ là nguồn dinh tưỡng tốt cho các bé, cung cấp các kháng thể bảo vệ bé trong những năm tháng đầu đời khi cơ thể con còn yếu ớt. Đặc biệt với sữa mẹ thanh trùng, là nguồn sữa được thông qua các công đoạn xử lý và cung cấp cho tất cả các bé không có điều kiện được nuôi bằng sữa mẹ ruột. Với những bé nằm cách ly mẹ, những bé phải nằm điều trị ở khu vực chăm sóc tích cực, các bé cực non, có bệnh lý nặng… nguồn sữa thanh trùng sẽ giúp cải thiện được sức đề kháng và miễn dịch của trẻ đối với bệnh lý.

     Qua nhiều nghiên cứu, khi so sánh nhóm sử dụng sữa công thức và sữa mẹ thanh trùng, nhận thấy việc sử dụng sữa mẹ thanh trùng giảm rõ rệt tỷ lệ viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh non tháng và cực non. Điều này là tín hiệu đáng mừng, bởi vì viêm ruột hoạt tử có thể gây thủng ruột, phải phẫu thuật và có các biến chứng nặng nề như viêm phúc mạc… các biến chứng này có thể gây ra hậu quả khó lường cho bé.

     Bên cạnh đó, tỷ lệ tử vong ở nhóm bé sử dụng sữa mẹ thanh trùng thấp hơn đáng kể so với những trẻ sử dụng sữa công thức đơn thuần. Những con số ấn tượng, ví dụ như qua một nghiên cứu nhận thấy, với những trẻ có độ tuổi từ 27-28 tuần có tỷ lệ tử vong sau khi sử dụng sữa mẹ thanh trùng giảm từ 70% còn 41% so với nhóm không sử dụng sữa mẹ thanh trùng.

     Điều này vô cùng quý giá vì số trẻ sinh non, cực non ngày càng gia tăng trong xã hội hiện nay, sự mong mỏi của các gia đình, đặc biệt là các trường hợp làm IVF, gia đình rất khó khăn mới có được một đứa con và phải sinh non, nếu việc nuôi dưỡng này giúp gia tăng khả năng sống con của bé sẽ là điều đáng vui mừng cho xã hội và tất cả các gia đình.

     - Đồng thời khi hiến tặng sữa sẽ đem lại lợi ích ra sao cho mẹ bỉm ạ?

     TS.BS Phan Thị Hằng trả lời: Việc hiến tặng sữa mẹ mang lại niềm vui, sự lạc quan cho các bà mẹ, đặc biệt là các mẹ bỉm sữa, bởi vì từng giọt sữa cho đi thì niềm vui được nhân đôi.

     Khi trải nghiệm cùng các mẹ ngay tại khoa sơ sinh Bệnh viện Hùng Vương, những mẹ có trẻ non tháng, cực non từng tiếp nhận sữa mẹ thanh trùng để hỗ trợ nuôi con, chính những người mẹ đó khi đã có sữa và đủ để cho đi, họ luôn sẵn sàng chia sẻ niềm vui và sự may mắn cho những đứa trẻ không có sữa mẹ ruột trực tiếp. Không chỉ việc trao tặng sữa mang đến sự lạc quan, vui vẻ dành cho các mẹ bỉm sữa mà còn mang đến việc tăng tiết sữa để nuôi dưỡng bé con nhà mình. Các mẹ bỉm cũng hiểu được rằng họ đang lạc quan giúp cho cuộc sống này, giúp nhiều trẻ khác có thêm cơ hội được sống như con của mình.

 

 

     4. Sữa mẹ hiến tặng tự phát có nhiều nguy cơ vì không được xét nghiệm và kiểm định

     Hiện nay, tình trạng sữa mẹ hiến tặng tự phát trở thành trào lưu nổi lên và rất nhiều người ủng hộ. Vậy sữa mẹ được thanh trùng từ ngân hàng sữa mẹ có gì khác so với sữa mẹ hiến tặng tự phát, cho con sử dụng ngày mà không thông qua quy trình xử lý nào, thưa BS?

     TS.BS Phan Thị Hằng trả lời: Sữa mẹ thanh trùng từ ngân hàng sữa mẹ và sữa mẹ hiến tặng tự phát có nhiều sự khác biệt.

     Thứ nhất, đối với sữa mẹ thanh trùng, qua một chuỗi tiếp nhận và xử lý tại ngân hàng sữa mẹ theo đúng quy trình chuẩn và được thẩm định của Bộ Y tế mới được triển khai thực hiện. Quy trình đó tất cả các sữa mẹ hiến tặng đều phải được xét nghiệm đầy đủ, kiểm tra nguồn sữa phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn, không nhiễm vi khuẩn, siêu vi gây hại, sau đó mới được đưa vào thanh trùng.

     Thứ hai, đối với sữa mẹ hiến tặng tự phát hoặc gửi tặng nhau tự phát có thể tạo điều kiện thuận lợi cho những người gần gũi và biết nhau. Tuy nhiên về độ an toàn, ở khía cạnh của bác sĩ không khuyến cáo việc này, bởi vì khi trao tặng tự phát có thể miễn phí, giảm được nhiều chi phí, không phải làm xét nghiệm, thanh trùng, nhưng điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro.

     Việc làm này có thể xuất phát từ sự tốt bụng, người hiến tặng rất thương nên mới trao tặng sữa, tuy nhiên người mẹ đó có thể nhiễm một số bệnh lý như viêm gan siêu vi B, C, giang mai, HIV… Đây là những điều nhạy cảm, khó để hỏi trực tiếp, và nếu hỏi cũng rất tế nhị, thông tin không đảm bảo chính xác.

     Vì vậy, để cho con có được giọt sữa quý báu, đem lại nhiều lợi ích, các mẹ nên lấy từ nguồn sữa mẹ thanh trùng, đã được kiểm nghiệm, xét nghiệm và thanh trùng đảm bảo đạt chất lượng sẽ an toàn cho các bé được sử dụng.

 

 

Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác