Tầm quan trọng của kiểm tra, xác minh thông tin thân chủ khi tiến hành hỗ trợ công tác xã hội cho người bệnh tại bệnh viện - Bệnh viện Hùng Vương

Tầm quan trọng của kiểm tra, xác minh thông tin thân chủ khi tiến hành hỗ trợ công tác xã hội cho người bệnh tại bệnh viện - Bệnh viện Hùng Vương

Tầm quan trọng của kiểm tra, xác minh thông tin thân chủ khi tiến hành hỗ trợ công tác xã hội cho người bệnh tại bệnh viện - Bệnh viện Hùng Vương

Tầm quan trọng của kiểm tra, xác minh thông tin thân chủ khi tiến hành hỗ trợ công tác xã hội cho người bệnh tại bệnh viện - Bệnh viện Hùng Vương

Tầm quan trọng của kiểm tra, xác minh thông tin thân chủ khi tiến hành hỗ trợ công tác xã hội cho người bệnh tại bệnh viện - Bệnh viện Hùng Vương
Tầm quan trọng của kiểm tra, xác minh thông tin thân chủ khi tiến hành hỗ trợ công tác xã hội cho người bệnh tại bệnh viện - Bệnh viện Hùng Vương

Tầm quan trọng của kiểm tra, xác minh thông tin thân chủ khi tiến hành hỗ trợ công tác xã hội cho người bệnh tại bệnh viện

     Theo Qui trình hỗ trợ Công tác xã hội tại Bệnh viện Hùng Vương hiện nay thì việc Kiểm tra, xác minh thông tin thân chủ là bước thứ hai trong qui trình 4 bước thực hiện hỗ trợ dịch vụ công tác xã hội cho người bệnh tại bệnh viện, sau bước Tiếp nhận thông tin thân chủ. Kiểm tra, xác minh thông tin thân chủ có vai trò quan trọng trong toàn bộ qui trình hỗ trợ các dịch vụ công tác xã hội cho thân chủ là người bệnh tại bệnh viện bởi kết quả Kiểm tra, xác minh thông tin thân chủ là cơ sở để:

- Ra quyết định có hỗ trợ hay không hỗ trợ;

- Lập Kế hoạch hỗ trợ: hỗ trợ những dịch vụ gì, thời gian hỗ trợ;

- Đảm bảo hiệu quả và uy tín của công tác hỗ trợ Ca đối với bệnh viện và cộng đồng.

     Kiểm tra, xác minh các thông tin của thân chủ nhằm xác định đúng đối tượng cần hỗ trợ theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Chính Phủ, bao gồm:

1/ Họ tên: có phù hợp với Căn cước công dân và các giấy tờ tùy thân theo qui định không để thuận tiện tra cứu và kết nối

2/ Tuổi: có thuộc trường hợp trẻ vị thành niên (từ dưới 16 tuổi theo Điều 1, Luật Trẻ em số 102/2016/QH13 ngày 05 tháng 4 năm 2016) hoặc người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên theo Điều 2, Luật Người Cao tuổi số 39/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009) hay không. Có giấy tờ làm bằng chứng không

3/ Dân tộc: có là người dân tộc ít người không. Nếu có thì có bằng chứng không

4/ Nơi cư trú: có thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn không, có nơi cư trú không, có thể liên hệ xác minh được không

5/ Bảo hiểm y tế: có hay không có, còn giá trị không, có các Bảo hiểm nhân thọ hoặc phi nhân thọ khác không

6/ Tình trạng hôn nhân: đánh giá về tình trạng tâm lý xã hội và tình trạng kinh tế gia đình

7/ Số con: đánh giá về ý thức về kế hoạch hóa gia đình và tình trạng kinh tế gia đình

8/ Nghề nghiệp: đánh giá về tình trạng kinh tế gia đình và khả năng tài chính cá nhân

9/ Tình trạng bệnh lý: đánh giá mức độ khẩn nguy và ước tính chi phí cần hỗ trợ

 

 

     Theo phân tích số liệu tại Bệnh viện Hùng Vương trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2023 thì khoảng 30% trong số người bệnh có nhu cầu hỗ trợ dịch vụ công tác xã hội cần được hỗ trợ về chi phí điều trị và chi phí tái hội nhập với số tiền từ vài triệu đến vài chục triệu đồng.

     Tuy nhiên, số tiền thân chủ/người bệnh kỳ vọng có thể nhận được để thanh toán chi phí điều trị và tái hội nhập cho bản thân thường không có sẵn mà phải vận động qua kênh xã hội hóa. Trong trường hợp này, hoàn cảnh gia đình và tình trạng bệnh lý thường sẽ có ý nghĩa quyết định để mạnh thường quân có “xuống tay” hỗ trợ hay không hoặc sẽ hỗ trợ nhiều hay ít. Đồng thời, nhiều mạnh thường quân cũng có nguyện vọng được thăm và trao khoản hỗ trợ của mình đến tận tay cho thân chủ. Đôi khi, việc tiếp cận trực tiếp sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho thân chủ vì khi đó mạnh thường quân có sự đồng cảm hơn về hoàn cảnh của đối tượng. Ngược lại một số trường hợp tuy thực sự khó khăn, kinh tế gia đình không thể trang trải nhưng do thân chủ không có nguồn thu nhập ổn định lại sinh đẻ không kế hoạch, có quá nhiều con, nhiều “chồng”,… sẽ rất khó nhận được sự đồng cảm từ mạnh thường quân. Trên thực tế, nhiều người bệnh/thân chủ có hoàn cảnh như trên muốn tìm kiếm hỗ trợ nên đã không cung cấp thông tin chính xác về bản thân. Những thông tin này có thể là 1 hoặc nhiều, thậm chí là toàn bộ nội dung cần xác minh như trên. Có nhiều lý do để thân chủ cung cấp thông tin “giả” cho nhân viên quản lý ca như:

- Không muốn cho người khác biết về bản thân, sợ bị nơi ở, nơi làm việc biết về tình trạng của bản thân như các trường hợp bị bạo lực nhưng bản thân cũng có lỗi hoặc có thai ngoài ý muốn, có thai với người phối ngẫu không được xã hội chấp nhận,… nên khai không đúng thông tin về tên, tuổi, nơi cư trú,..

- E ngại không được thông cảm do quan hệ tình dục, quan hệ gia đình phức tạp, có nhiều chồng, nhiều dòng con, nhiều con,…

- Dựa dẫm, ỷ lại, không muốn thanh toán chi phí điều trị sau khi đã được bệnh viện chăm sóc y tế hoàn tất nên “bịa” ra hoàn cảnh bi đát, không cung cấp giấy tờ tùy thân, không cung cấp đầy đủ thông tin về người thân,..

     Đã có trường hợp thân chủ/người bệnh tới ngày xuất viện không thanh toán viện phí tuy nhiên vẫn lén xuống cổng nhận cơm ăn, giấu điện thoại của mình trong gối nhưng khai không liên hệ được với người nhà,…

     Khi người bệnh có y lệnh xuất viện nhưng không thanh toán một phần hay toàn bộ chi phí điều trị, hầu hết nhân viên tại khoa đều muốn phòng Công tác xã hội tìm nguồn để hỗ trợ thanh toán cho người bệnh. Đối với những trường hợp này, nếu nhân viên quản lý ca không cẩn trọng trong việc xác minh độ chân thực của thông tin có được mà vội giới thiệu cho mạnh thường quân thì sẽ gặp thất bại theo 2 kịch bản: hoặc là mạnh thường quân sau khi gặp thân chủ sẽ từ chối hỗ trợ và việc kết nối cho những ca sau sẽ khó hơn do mất niềm tin, hoặc thân chủ khi nhận được hỗ trợ sẽ “truyền kinh nghiệm” cho các đối tượng khác để tiếp tục lợi dụng việc hỗ trợ của bệnh viện dành cho người bệnh khó khăn, làm tăng thêm gánh nặng cho bệnh viện.

 

 

     Chính vì vậy, khi nhận được đề nghị hỗ trợ của người bệnh, đặc biệt là hỗ trợ chi phí thì công tác xã hội viên làm quản lý ca thuộc phòng Công tác xã hội và công tác xã hội viên không chuyên trách tại khoa nội trú phải rất cẩn trọng và lưu ý trong việc xác minh các thông tin về hoàn cảnh của người bệnh để không bỏ sót người thực sự khó khăn cần được giúp đỡ nhưng cũng không để người bệnh dựa dẫm, ỷ lại, qua mặt và lợi dụng.

Tin, bài: Quốc Hùng

 

Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác