Tầm quan trọng của tiêm phòng Vaccine Sởi - Bệnh viện Hùng Vương

Tầm quan trọng của tiêm phòng Vaccine Sởi - Bệnh viện Hùng Vương

Tầm quan trọng của tiêm phòng Vaccine Sởi - Bệnh viện Hùng Vương

Tầm quan trọng của tiêm phòng Vaccine Sởi - Bệnh viện Hùng Vương

Tầm quan trọng của tiêm phòng Vaccine Sởi - Bệnh viện Hùng Vương
Tầm quan trọng của tiêm phòng Vaccine Sởi - Bệnh viện Hùng Vương

Tầm quan trọng của tiêm phòng Vaccine Sởi

     Tổ chức Y tế thế giới (WHO) gần đây cảnh báo số ca mắc bệnh sởi gia tăng và nguy cơ bùng phát dịch sởi tại nhiều khu vực trên thế giới. Việt Nam cũng có nguy cơ bùng phát nhiều dịch bệnh bao gồm sởi.

     Hơn một nửa số quốc gia trên thế giới sẽ có nguy cơ bùng phát bệnh sởi cao hoặc rất cao vào cuối năm nay, trừ khi thực hiện các biện pháp phòng ngừa khẩn cấp. Theo dữ liệu của WHO, số ca mắc bệnh năm 2023 đã tăng 79% lên hơn 300.000 ca Việt Nam, năm 2024 nằm trong logic chu kỳ 4-5 năm có nguy cơ bùng phát dịch sởi.

     Do ảnh hưởng của COVID-19 và thiếu vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng kéo dài từ năm 2022 đến 2023, tỉ lệ tiêm chủng vắc xin trên toàn quốc bị ảnh hưởng. Nhiều trẻ không được tiêm chủng đúng lịch, chưa tiêm chủng đủ mũi các vắc xin là yếu tố nguy cơ làm gia tăng các dịch bệnh.

     Theo Natasha Crowcroft, cố vấn kỹ thuật cấp cao về bệnh sởi và rubella của WHO: Điều chúng tôi lo lắng là năm nay (2024), chúng ta có những khoảng trống lớn trong các chương trình tiêm chủng và nếu chúng ta không nhanh chóng lấp đầy chúng bằng vaccine, bệnh sởi sẽ nhảy vào khoảng trống đó.

     Theo hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm, từ đầu năm đến nay ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh thành, không ghi nhận ổ dịch tập trung.

     Vì vậy cần nhấn mạnh vai trò của vaccine sởi trong cộng đồng.

   TỔNG QUAN BỆNH SỞI

     1. Bệnh sởi là gì?

     Sởi là bệnh truyền nhiễm thường gặp , có thể gây thành dịch, lây qua đường hô hấp do virus sởi gây nên. Đây là một trong những bệnh gây tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi

     2. Các triệu chứng thường gặp của bệnh sởi

  • Sốt cao
  • Phát ban lan rộng trong cơ thể (phát ban có thể bắt đầu ở đầu và sau đó lan sang phần còn lại của cơ thể).
  • Ho
  • Mắt đỏ
  • Đau họng
  • Sổ mũi
  • Đốm trắng bên trong miệng

     3. Biến chứng của bệnh sởi: Có tới 40% bệnh nhân bị biến chứng do virus sởi, thường xảy ra ở trẻ nhỏ (trẻ em dưới 5 tuổi),

  • Viêm loét giác mạc biến chứng lâu dài dẫn đến mù lòa
  • Viêm não (nhiễm trùng gây sưng não và tổn thương não)
  • Tiêu chảy nặng và mất nước liên quan
  • Nhiễm trùng tai
  • Các vấn đề về hô hấp nghiêm trọng bao gồm viêm phổi
  • Suy dinh dưỡng hậu sởi
  • Ở phụ nữ mang thai, virus có thể gây nguy hiểm cho người mẹ và khiến con sinh non, dị tật bẩm sinh.
  • Cân nặng khi sinh thấp…

     4. Phòng chống bệnh sởi như thế nào?

     Tiêm vaccine là cách tốt nhất để ngăn ngừa mắc bệnh sởi hoặc lây bệnh sang người khác. WHO cho biết vaccine này an toàn và giúp cơ thể chống lại virus.

     5. Lịch tiêm phòng ngừa sởi chuẩn cho trẻ ở Việt Nam

     Lịch tiêm phòng cho trẻ có mũi tiêm đầu tiên khi bé được 9 tháng tuổi. Mũi tiêm phòng bệnh sởi thứ hai được thực hiện khi bé 15-18 tháng tuổi.

     Nếu trẻ trên 18 tháng tuổi nhưng vẫn chưa được chủng ngừa vắc-xin sởi, cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm chủng càng sớm càng tốt với đầy đủ 2 mũi tiêm phòng sởi.

     Đây cũng là cách để phòng nguy cơ lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.

     Tại BVHV đang có 2 loại vaccine sởi đơn (miễn phí) và vaccine dịch vụ MMR (sởi –quai bị -rubbella)

     Con bạn sẽ được  tư vấn tận tình  và khám kĩ  càng trước khi chích ngừa.

Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác