Tầm soát ung thư vú có thể thực hiện ở mọi lứa tuổi - Bệnh viện Hùng Vương

Tầm soát ung thư vú có thể thực hiện ở mọi lứa tuổi - Bệnh viện Hùng Vương

Tầm soát ung thư vú có thể thực hiện ở mọi lứa tuổi - Bệnh viện Hùng Vương

Tầm soát ung thư vú có thể thực hiện ở mọi lứa tuổi - Bệnh viện Hùng Vương

Tầm soát ung thư vú có thể thực hiện ở mọi lứa tuổi - Bệnh viện Hùng Vương
Tầm soát ung thư vú có thể thực hiện ở mọi lứa tuổi - Bệnh viện Hùng Vương

Tầm soát ung thư vú có thể thực hiện ở mọi lứa tuổi

     1. Nhũ ảnh là công cụ hữu ích nhất trong tầm soát ung thư vú hiện nay

      Thưa BS, hiện nay có những phương pháp nào được sử dụng để tầm soát ung thư vú, thưa BS? Những điểm tiến bộ đáng chú ý trong chẩn đoán, tầm soát ung thư vú hiện nay là gì ạ?

     BS.CK2 Nguyễn Trần Bảo Chi - Trưởng khoa - Khoa Nhũ, Bệnh viện Hùng Vương trả lời: Nhũ ảnh đã được chứng minh là công cụ duy nhất và hữu ích nhất trong tầm soát ung thư vú hiện nay. Tuy nhiên, nhũ ảnh có một số giới hạn như khi chụp phải ép vú, gây đau, điều đó khiến phụ nữ có thể e ngại trong việc thực hiện phương pháp này.

     Một số phụ nữ có mô vú đặc, nhũ ảnh sẽ không phát hiện được ung thư vú. Theo dân số phụ nữ châu Á có trên 50% tỷ lệ người có mô vú đặc, vì vậy nhũ ảnh sẽ bị giới hạn. Tuy nhiên nhũ ảnh không được bỏ qua vì có thể giúp phát hiện các ung thư dạng vôi, một loại ung thư xuất hiện ở giai đoạn sớm nhất mà trên siêu âm không thể phát hiện.

     Do đó trong tầm soát ung thư vú cần kết hợp nhũ ảnh và siêu âm, đó là cách đạt hiệu quả tốt nhất giúp phát hiện ung thư vú nếu có.

 

BS.CK2 Nguyễn Trần Bảo Chi - Trưởng khoa - Khoa Nhũ, Bệnh viện Hùng Vương

     2. Kết hợp khám lâm sàng, siêu âm, nhũ ảnh để tầm soát ung thư vú tốt nhất

     Hiện nay đã có những tiến bộ gì trong chẩn đoán, tầm soát ung thư vú, thưa BS?

     BS.CK2 Nguyễn Trần Bảo Chi trả lời: Kỹ thuật chẩn đoán và tầm soát ung thư vú hiện nay đã có những tiến bộ mới như nhũ ảnh 3D hoặc nhũ ảnh có bơm cản quang. Các phương tiện đó đã góp phần trong cải thiện tầm soát trên nhóm có nhu mô vú đặc, tăng tỷ lệ phát hiện ung thư vú.

     Bên cạnh đó, MRI cũng là một công cụ được đưa vào để tầm soát ung thư vú, tuy nhiên chỉ định chụp MRI chỉ áp dụng trên người có nhu mô vú rất đặc, không thể phát hiện bằng nhũ ảnh và siêu âm. Nhưng MRI có thể chẩn đoán quá tay, gây thêm nhiều lo âu cho người bệnh, vì vậy việc chỉ định MRI sẽ do bác sĩ xem xét, không chụp đại trà.

      Tóm lại, hiện tại phương tiện tầm soát tốt nhất là bắt đầu với khám lâm sàng của bác sĩ, sau đó thực hiện kết hợp giữa siêu âm và nhũ ảnh.

     3. Những dấu hiệu bất thường chị em nên đi tầm soát ung thư vú

     Việc tầm soát ung thư vú, chỉ định thực hiện các cận lâm sàng có khác nhau giữa người có nguy cơ và người chưa/ không có nguy cơ; khác nhau giữa mỗi giai đoạn, độ tuổi của người phụ nữ hoặc những người có đặt túi ngực? Và nếu có thì khác nhau thế nào?

 

BS.CK2 Huỳnh Xuân Nghiêm - Phó Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương

     BS.CK2 Huỳnh Xuân Nghiêm - Phó Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương trả lời: Tầm soát ung thư vú bắt đầu với việc tự khám vú tại nhà, sau đó phát hiện được khối u. Ví dụ khi tự khám vú tại nhà không thấy có vấn đề, chị em có thể yên tâm, nhưng nếu phát hiện được khối u, bất kỳ lứa tuổi nào cũng cần đi khám. Thông qua khám bệnh bác sĩ có thể dựa trên kích thước và tình trạng khối u để chỉ định thêm nhũ ảnh, chọc hút tế bào vú hoặc MRI để xác định rõ bản chất khối u và đưa ra chẩn đoán để có hướng điều trị rõ ràng.

     Trường hợp tự khám vú tại nhà không thấy vấn đề nhưng có các triệu chứng liên quan đến bất thường, thay đổi trên mô tuyến vú. Ví dụ về thay đổi màu sắc da vú, có thể sau khi tắm biển da mô vú phải ửng đỏ, nhưng một số bệnh nhân da vú bên phải bị đỏ hơn, đau hơn hoặc có tình trạng rát bỏng hơn da vú bên trái, đó là điều bất thường, cần đi khám.

     Hoặc một số chị em bế con, chơi đùa với con và bị con đấm vào ngực, mẹ đau lâu ngày không hết, đó là dấu hiệu cần đi tầm soát. Có thể đây là cơ hội do sự vô tình của con cái nhưng giúp mẹ phát hiện được cục u trên vú.

     Một số thay đổi khác như người phụ nữ ngứa núm vú, dịch núm vú, nặn đầu ti thấy dịch tiết ra, đó là những dấu hiệu chị em nên đi khám. Từ đó chị em sẽ nhận được sự tư vấn của bác sĩ để nhận biết tiết dịch núm vú bình thường hoặc bất thường, đặc biệt là nếu tiết dịch núm vú có máu, dịch màu đỏ, màu nâu đó là những dấu hiệu nên đi khám ngay để được bác sĩ tư vấn.

     Một điều đặc biệt ở người phụ nữ Việt Nam từ ngày xưa là có trái chàm, thực chất đây là mô vú. Vì nhiều người tự khám vú sờ thấy cục và xác định đó là trái chàm, các mẹ ngày xưa thường khuyên bóp đi cho tan nhưng đôi khi đó có thể là khối u, không thể tự tan, đây là những điều người phụ nữ nên để ý. Hay sau kỳ kinh nguyệt nhưng chị em vẫn còn thấy đau vú không khỏi, đó là các dấu hiệu bất thường nên đi khám.

     Tóm lại, những lý do nên đi tầm soát bao gồm: Thấy có sự bất thường ở vú, có cục u khi tự khám vú tại nhà, thay đổi bất thường về màu sắc mô vú, tiết dịch núm vú, đau vú… Chị em có các dấu hiệu này khi đến khám bác sĩ chắc chắn sẽ nhận được sự tận tâm tư vấn, nếu các kết quả không bình thường sẽ được làm thêm một số xét nghiệm.

     Ở người Việt Nam do tính chất của phẫu thuật thẩm mỹ, việc đặt túi ngực trở thành một nhu cầu. Khi một người phụ nữ đặt túi ngực đến bệnh viện tầm soát ung thư vú, bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm đầu tiên để đánh giá cấu trúc mô vú và cấu trúc của túi ngực. Thực tế trên lâm sàng nếu nhận thấy có sự bất thường, vẫn có thể chụp được nhũ ảnh cho trường hợp đặt túi ngực, trước khi thực hiện bệnh nhân sẽ được bác sĩ tư vấn. Bởi vì việc bảo toàn túi ngực luôn là điều quan trọng, nhưng nếu có bất thường thì nhũ ảnh là điều cần thiết.

     Tầm soát ung thư vú có thể thực hiện ở mọi lứa tuổi, từ lúc bắt đầu có kinh đến khi trưởng thành, mãn kinh. Chị em có thể tầm soát mỗi năm khi sàng lọc ung thư cổ tử cung sẽ tầm soát luôn ung thư vú. Còn nếu sàng lọc ung thư cổ tử cung với một kỹ thuật hiện đại, sau 2-3 năm chị em có thể tầm soát ung thư vú vào thời điểm đó. Đặc biệt, những người phụ nữ trên 40 tuổi rất cần chụp nhũ ảnh để phát hiện những tổn thương, bất thường trên các cấu trúc mà siêu âm không thể thấy được.

     Đặc biệt, khuyến cáo những người phụ nữ Việt Nam là không nên ngại, đây là đặc điểm của phụ nữ nước ta về việc tầm soát ung thư vú. Bởi vì việc cởi áo để một người khám bệnh cho mình, chạm vào nhũ hoa không phải là thói quen, nhưng nếu ngại về vấn đề này thì hậu quả và sự cố đáng tiếc cho việc phát hiện muộn là gánh nặng rất lớn.

 

 

Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác