Tầm soát ung thư vú ở phụ nữ có đặt túi ngực - Bệnh viện Hùng Vương

Tầm soát ung thư vú ở phụ nữ có đặt túi ngực - Bệnh viện Hùng Vương

Tầm soát ung thư vú ở phụ nữ có đặt túi ngực - Bệnh viện Hùng Vương

Tầm soát ung thư vú ở phụ nữ có đặt túi ngực - Bệnh viện Hùng Vương

Tầm soát ung thư vú ở phụ nữ có đặt túi ngực - Bệnh viện Hùng Vương
Tầm soát ung thư vú ở phụ nữ có đặt túi ngực - Bệnh viện Hùng Vương

Tầm soát ung thư vú ở phụ nữ có đặt túi ngực

TẦM SOÁT UNG THƯ VÚ Ở PHỤ NỮ CÓ ĐẶT TÚI NGỰC

1. Giới thiệu

     Ung thư vú ngày nay vượt qua ung thư phổi và trở thành ung thư có xuất độ cao nhất trên toàn cầu với 2,3 triệu ca mắc mới, chiếm tỉ lệ 11,7% toàn bộ ung thư trên nữ giới. Đây là ung thư gây tử vong hàng đầu trong các loại ung thư ở nữ giới, chiếm 15,5% trong tổng số 4,4 triệu ca tử vong do ung thư.

Tại Việt Nam, năm 2020, ở nữ giới, ung thư vú là loại ung thư có tần suất cao nhất với số ca mới mắc là 21555 ca và tỷ suất mới mắc chuẩn hóa theo tuổi (Age-standardized incidence rates) là 34.2/100000 dân. Đây thực sự là gánh nặng sức khỏe cho phụ nữ ở nước ta. Phát hiện sớm ung thư vú giúp giảm tỷ lệ tử vong. Đặc biệt trên những phụ nữ có đặt túi ngực, thường có những lo ngại về vấn đề “vỡ túi” khi tầm soát bằng nhũ ảnh.

2. Định nghĩa:

Tầm soát ung thư vú có nghĩa là kiểm tra vú của phụ nữ để tìm ung thư trước khi có các dấu hiệu hoặc triệu chứng, tuy nhiên tầm soát ung thư vú không thể ngăn ngừa ung thư vú.

Việc tầm soát ung thư vú giúp phát hiện ung thư giai đoạn sớm, từ đó người bệnh có thể được điều trị và chữa khỏi, giảm gánh nặng bệnh tật suốt đời của người bệnh

3. Phương tiện tầm soát ung thư vú:

- Tự kiểm tra vú

- Khám lâm sàng

- Siêu âm vú

- Nhũ ảnh

- MRI vú

3.1 Tự kiểm tra vú

Phụ nữ được khuyên tự khám vú mỗi tháng 1 lần vào cùng 1 thời điểm. Việc tự khám vú có thể giúp họ phát hiện được bất cứ thay đổi mới nào xảy ra

3.2 Khám lâm sàng:

Trong quá trình khám kiểm tra bác sĩ sẽ đánh giá được các triệu chứng nghi ngờ ung thư vú (khối u, tiết dịch bất thường, thay đổi da,…) và đồng thời đánh giá những thay đổi gợi ý sự không toàn vẹn của túi ngực (hình dạng và kích thước của ngực, vị trí núm vú, bờ cong của vòng ngực, mảng cứng,…)

3.3 Siêu âm vú

Phương tiện sử dụng nhiều hiện nay, tiện lợi bệnh nhân dễ tiếp cận, rẻ tiền, áp dụng trên mọi lứa tuổi, đặc biệt có hiệu quả cao trên những bệnh nhân mô vú dày và khảo sát được những vùng bị che khuất trên nhũ ảnh. Bên cạnh việc tầm soát ung thư vú, siêu âm còn giúp đánh giá vị trí túi ngực, sự toàn vẹn của túi thông qua hình ảnh gợi ý.

 

3. 4 Nhũ ảnh

- Nhũ ảnh là phương tiện tầm soát duy nhất làm giảm tử vong do ung thư vú có ý nghĩa từ 23 đến 65% đã được chứng minh qua các thử nghiệm lâm sàng

- Độ nhạy của nhũ ảnh đạt 98% đối với phụ nữ có mô vú mỡ, 30 – 48% đối với phụ nữ có mô vú dày

- Nhũ ảnh là dùng tia X để chụp hình ảnh mô tuyến vú. Đối với nhiều phụ nữ, chụp nhũ ảnh là cách tốt nhất để phát hiện sớm ung thư vú, trước khi tổn thương đủ lớn để cảm nhận hoặc gây ra các triệu chứng

- Chỉ định:

+ Phụ nữ từ 40 tuổi trở lên

+ Mong muốn chụp nhũ ảnh tầm soát ung thư vú

+ Dưới 40 tuổi có chỉ định của bác sĩ, khảo sát thêm 1 phương tiện hình ảnh để chẩn đoán tổn thương.

- Chống chỉ định:

Phụ nữ đặt túi ngực có gợi ý vỡ túi trên lâm sàng/ siêu âm.

3. 5 Cộng hưởng từ vú (MRI vú)

- Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS), những phụ nữ có đột biến gen BRCA, có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú hoặc từng xạ trị ngực trước đó nên cân nhắc chụp nhũ ảnh và chụp cộng hưởng từ MRI mỗi năm

- Độ nhạy cao hơn nhũ ảnh: MRI 85.7-100%, Nhũ ảnh: 27-86.8%

- Được công nhận là phương tiện tầm soát kết hợp với nhũ ảnh cho những phụ nữ có mô vú rất dày

- MRI có độ nhạy cao hơn siêu âm và nhũ ảnh trong khảo sát “vỡ túi” ngực

- Hạn chế:

+ Dương tính giả nhiều

+ Không nhạy trong phát hiện ung thư ống tuyến tại chỗ grade thấp, vi vôi hóa.

4. Hướng dẫn tầm soát:

Các tổ chức khác nhau trên thế giới đã xem xét các bằng chứng, nguy cơ và lợi ích của chụp nhũ ảnh và đã phát triển các khuyến nghị sàng lọc khác nhau. Do đó chương trình tầm soát ung thư vú là khác nhau giữa các vùng và các tổ chức.

5. Liên hệ thực tế tại bệnh viện Hùng Vương:

Đối với phụ nữ dưới 40 tuổi

- Tự kiểm tra vú mỗi tháng 1 lần

- Khám + siêu âm mỗi 6 tháng

Đối với phụ nữ ≥ 40 tuổi

- Tự kiểm tra vú mỗi tháng 1 lần

- Khám + siêu âm mỗi 6 tháng

- Chụp nhũ ảnh mỗi 2 năm

Đối với phụ nữ có yếu tố nguy cơ cao ung thư vú hay có tổn thương chỉ phát hiện bằng nhũ ảnh

- Bác sĩ sẽ tư vấn tầm soát riêng cho từng cá nhân

BS. Dương Minh Thư – Khoa Nhũ

Cập nhật: 25/5/2023

Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác