Té ngã trong bệnh viện ở thai phụ và những điều cần biết - Bệnh viện Hùng Vương

Té ngã trong bệnh viện ở thai phụ và những điều cần biết - Bệnh viện Hùng Vương

Té ngã trong bệnh viện ở thai phụ và những điều cần biết - Bệnh viện Hùng Vương

Té ngã trong bệnh viện ở thai phụ và những điều cần biết - Bệnh viện Hùng Vương

Té ngã trong bệnh viện ở thai phụ và những điều cần biết - Bệnh viện Hùng Vương
Té ngã trong bệnh viện ở thai phụ và những điều cần biết - Bệnh viện Hùng Vương

Té ngã trong bệnh viện ở thai phụ và những điều cần biết

     Té ngã là một vấn đề nghiêm trọng về an toàn người bệnh tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe trên toàn thế giới. Đây cũng là một vấn đề y tế công cộng quan trọng liên quan đến sự an toàn của người bệnh. Theo , giảm nguy cơ gây tổn thương cho người bệnh do té ngã là một trong sáu mục tiêu an toàn người bệnh quốc tế.1 Mặc dù té ngã có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong suốt cuộc đời của một người, nhưng rủi ro khác nhau tùy theo độ tuổi, giới tính và các yếu tố khác.2

     Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa té ngã là sự mất thăng bằng ngoài ý muốn khiến cho cơ thể bất ngờ rơi xuống mặt đất, sàn nhà.3 Té ngã xảy ra khi một người bệnh vô tình ngã xuống sàn nhà hoặc bề mặt khác thấp hơn so với người bệnh đó, là một tai nạn bất ngờ và người bệnh có thể bị thương hoặc không. Té ngã khi mang thai xảy ra ở 25% đến 27% phụ nữ, tỷ lệ tương đương với người lớn từ 65 tuổi trở lên.4,5 Theo thống kê, cứ bốn người mang thai thì có một người bị ngã và cứ mười người mang thai thì có một người bị ngã hai lần trở lên.6 

     Trong thời kỳ mang thai, nữ giới trải qua những thay đổi về sinh lý, giải phẫu và nội tiết tố. Những yếu tố này được cho là có vai trò làm tăng nguy cơ té ngã.7 Mặc dù hậu quả của chấn thương nhẹ do té ngã trong thai kỳ thường không đáng kể, nhưng chấn thương lớn thực sự có thể đe dọa tính mạng của người mẹ và thai nhi.7 Một số ảnh hưởng thường được đề cập trong các nghiên cứu trên thế giới như chấn thương cơ, gãy xương, bong nhau thai, chấn thương trực tiếp cho thai nhi, sảy thai tự nhiên, sinh non,...8 Đồng thời, nếu sản phụ phải nhập viện, chi phí điều trị cũng là một gánh nặng cho gia đình. Phụ nữ mang thai có thể được bảo vệ khỏi bị ngã hoặc giảm nguy cơ té ngã với sự giúp đỡ của nữ hộ sinh và điều dưỡng.8

     Nguy cơ gây té ngã ở phụ nữ mang thai

     * Yếu tố do thai phụ:

- Mệt, chóng mặt, buồn ngủ

- Thay đổi tư thế đột ngột sau sinh, sau mổ

- Tự di chuyển không có hỗ trợ sau sinh 6 giờ, sau mổ 24 giờ

- Mất máu nhiều (nhau tiền đạo, băng huyết); tiền sản giật; tiểu đường, hạ đường huyết; cao huyết áp;…

- Có uống thuốc gây buồn ngủ, chống động kinh, an thần

- Có sử dụng các ống thông cơ thể: dịch truyền, sonde tiểu, dẫn lưu

- Mắc bệnh tâm thần

- Mất cân bằng nội tiết tố do mang thai

     * Yếu tố bên ngoài:

- Nhân viên y tế không nâng thanh chắn giường hoặc băng ca khi chuyển bệnh, không sắp xếp vật dụng gọn gàng

- Bánh xe giường, băng ca không khóa được; giường không có thanh chắn, thanh chắn không đủ điều kiện, giường quá cao

- Vướng dây cáp máy đo tim thai, dây truyền dịch; vật dụng bừa bộn trên sàn

- Trượt ngã do sàn trơn/ướt; sàn bong tróc, không bằng phẳng

- Bậc thềm không có dán cảnh báo

- Thiếu ánh sáng khu vực hành lang, lối đi

- Nhà vệ sinh không có tay vịn

     Cách phòng chống té ngã9

     * Một số lưu ý dành cho thai phụ để phòng chống té ngã có thể kể đến như:

- KHÔNG để vật dụng bừa bãi trên sàn

- KHÔNG đi qua khu vực trơn, ướt, bong tróc, không bằng phẳng

- KHÔNG đi chân đất hoặc giày, dép có độ bám kém

- KHÔNG thay đổi tư thế đột ngột (ngồi dậy/đứng dậy)

- KHÔNG rời giường mà không có người trợ giúp: đối với các trường hợp sản phụ sau sanh 6 giờ hay người bệnh sau phẫu thuật trong vòng 24 giờ

- KHÔNG bỏ tay vào túi quần/áo khi di chuyển

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Joint Commission International (JCI). International Patient Safety Goals. Accessed March 7, 2024. https://www.jointcommissioninternational.org/standards/international-patient-safety-goals/

2. Risso S, Soares T, Marques-Vieira C. Scoping Review of Fall Risk Assessment Tools for Women Who Receive Maternity Care. Journal of Obstetric, Gynecologic & Neonatal Nursing. doi:10.1016/j.jogn.2023.11.012

3. World Health Organization (WHO). Falls. 2024. https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/falls#:~:text=A%20fall%20is%20defined%20as,though%20most%20are%20non%2Dfatal

4. Rossi-Izquierdo M, Santos-Pérez S, Del-Río-Valeiras M, et al. Is there a relationship between objective and subjective assessment of balance in elderly patients with instability? European archives of oto-rhino-laryngology. 2015;272:2201-2206.

5. Wu X, Yeoh HT. Intrinsic factors associated with pregnancy falls. Workplace health & safety. 2014;62(10):403-408.

6. Dunning K, LeMasters G, Bhattacharya A. A major public health issue: the high incidence of falls during pregnancy. Maternal and child health journal. 2010;14:720-725.

7. Aşcı Ö, Kocaoz S, Kara P, Taş F. Falls in Turkish Women During Pregnancy: Prevalence, Affecting Factors and Treatment-seeking Behavior. Journal of Midwifery and Reproductive Health. 2021;9(2):2661-2668. doi:10.22038/jmrh.2021.53270.1655

8. Koç E, Şahin NH. Development of an Assessment Scale for the Risk of Falling in Pregnant Women. Global journal on quality and safety in healthcare. Nov 2022;5(4):100-105. doi:10.36401/jqsh-22-9

9. Bệnh viện Hùng Vương. Cẩm nang Người bệnh nội trú. 2024.

Phòng Quản lý chất lượng - Quý 1/2024

Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác