Thai chậm tăng trưởng: những điều mẹ bầu cần biết? - Bệnh viện Hùng Vương

Thai chậm tăng trưởng: những điều mẹ bầu cần biết? - Bệnh viện Hùng Vương

Thai chậm tăng trưởng: những điều mẹ bầu cần biết? - Bệnh viện Hùng Vương

Thai chậm tăng trưởng: những điều mẹ bầu cần biết? - Bệnh viện Hùng Vương

Thai chậm tăng trưởng: những điều mẹ bầu cần biết? - Bệnh viện Hùng Vương
Thai chậm tăng trưởng: những điều mẹ bầu cần biết? - Bệnh viện Hùng Vương

Thai chậm tăng trưởng: những điều mẹ bầu cần biết?

     Thế nào là “Thai nhỏ so với tuổi thai”?

     Thai nhỏ so với tuổi thai khi kích thước thai (dựa vào các chỉ số được đo trên siêu âm) dưới ngưỡng bình thường phân bố theo tuổi thai đó, cụ thể thường được xác định là khi cân nặng hoặc chu vi vòng bụng nằm dưới bách phân vị thứ 10 của ngưỡng tham chiếu chung.

     Cân nặng ước tính của thai nằm ở bách phân vị thứ 10 có ý nghĩa như thế nào?

Nếu cân nặng ước tính trên siêu âm ngang bách phân vị thứ 10 có nghĩa là ở cùng tuổi thai đó, có 10% thai nhi nhỏ hơn con bạn và 90% còn lại nặng hơn con bạn.

     Thế nào là “Thai chậm tăng trưởng”?

     Thai chậm tăng trưởng là tình trạng thai nhi không đạt được sự tăng trưởng như bình thường. Hầu hết thai chậm tăng trưởng là nhỏ so với tuổi thai.

     Sự khác nhau giữa “Thai nhỏ so với tuổi thai” và “Thai chậm tăng trưởng”?

     Sự khác nhau lớn nhất giữa thai nhỏ so với thai chậm tăng trưởng trong tử cung đó là thai nhỏ có thể nhỏ nhưng không làm tăng nguy cơ kết cục thai kỳ bất lợi.

     Nguyên nhân của thai chậm tăng trưởng là gì?

     Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây nên thai chậm tăng trưởng : có thể do thai (nhiễm trùng bào thai, bất thường bẩm sinh) hoặc do bánh nhau không cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Ngoài ra các vấn đề về mẹ như tuổi mẹ nhỏ hơn 16 hoặc lớn hơn 35 tuổi, tình trạng kinh tế - xã hội thấp, khoảng cách giữa các lần mang thai ngắn, mẹ hút thuốc lá, uống rượu bia,, hoặc có các bệnh lý như tăng huyết áp, tiền sản giật đái tháo đường thai kỳ… cũng có thể liên quan với thai chậm tăng trưởng.

     Chẩn đoán thai chậm tăng trưởng như thế nào?

     Điều quan trọng trong chẩn đoán thai chậm tăng trưởng là cần có tuổi thai chính xác. Do đó, các mẹ bầu nên siêu âm vào quý I để có ngày dự sinh chính xác. Khi nghi nhờ một thai là thai nhẹ cân dựa vào cân nặng ước tính trên siêu âm, cần kiểm tra siêu âm Doppler để đánh giá dòng máu qua bánh nhau và đến thai nhi để xác định xem có tình trạng giảm tưới máu bánh nhau hay không. Cụ thể chẩn đoán thai chậm tăng trưởng nếu cân nặng thai nhi < bách phân vị thứ 3 hoặc cân nặng thai nhi dưới bách phân vị thứ 10 có kèm theo biến đổi Doppler hoặc kèm sự sụt giảm trong tốc độ tăng trưởng thai.

     Tôi có nên lo lắng về thai chậm tăng trưởng?

     Thai kỳ chậm tăng trưởng có nguy cơ cao hơn thai kỳ bình thường, em bé dễ gặp các vấn đề sức khỏe trước, trong và sau sinh. Cụ thể thai nằm trong bụng mẹ có nguy cơ thai lưu. Thai chậm tăng trưởng nặng có thể cần chấm dứt thai kỳ sớm dẫn đến những biến chứng về non tháng như: nhập đơn vị sơ sinh điều trị vì suy hô hấp, hạ đường huyết, hạ thân nhiệt. Ngoài ra về lâu dài, em bé thai chậm tăng trưởng tăng dễ mắc các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường và gặp các vấn đề về sức khỏe khác.

     Theo dõi và điều trị thai chậm tăng trưởng như thế nào?

     Hiện không có điều trị cụ thể đối với thai chậm tăng trưởng. Điều cần thiết là cần đánh giá đúng mức độ nặng của thai chậm tăng trưởng để có hướng theo dõi và kết thúc thai kỳ phù hợp. Khi thai chậm tăng trưởng được chẩn đoán lần đầu, đặc biệt ở giai đoạn quý II thai kỳ, mẹ bầu nên siêu âm chi tiết để kiểm tra xem thai nhi có bất thường hình thái không và chọc ối để phát hiện các bất thường nhiễm sắc thể hoặc nhiễm trùng bào thai nếu có. Để theo dõi sức khỏe thai, các bác sĩ sản khoa dựa vào theo dõi tim thai trên mornitoring sản khoa và siêu âm Doppler. Từ đó nếu thai có nguy cơ cao tử vong trong bụng mẹ thì bác sĩ sẽ cân nhắc kết thúc thai kỳ sớm hơn. Tuy nhiên, thai có nguy cơ non tháng do đó bác sĩ cần thảo luận về nguy cơ và lợi ích với thai phụ và người nhà trước khi đưa ra quyết định.

Khoa Sản bệnh - Quý 1/2024

     Nguồn:

1. https://www.isuog.org/clinical-resources/patient-information-series/patient-information-pregnancy-conditions/growth-and-fluid/fetal-growth-restriction-fgr.html

2. Lees, C. C., et al. "ISUOG Practice Guidelines: diagnosis and management of small-for-gestational-age fetus and fetal growth restriction." Ultrasound in Obstetrics & Gynecology 56.2 (2020): 298-312.

Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác