Thay đổi sợi bọc tuyến vú - Bệnh viện Hùng Vương

Thay đổi sợi bọc tuyến vú - Bệnh viện Hùng Vương

Thay đổi sợi bọc tuyến vú - Bệnh viện Hùng Vương

Thay đổi sợi bọc tuyến vú - Bệnh viện Hùng Vương

Thay đổi sợi bọc tuyến vú - Bệnh viện Hùng Vương
Thay đổi sợi bọc tuyến vú - Bệnh viện Hùng Vương

Thay đổi sợi bọc tuyến vú

 

THAY ĐỔI SỢI BỌC TUYẾN VÚ

Bs. Trần Thị Ngọc Hạnh, BS. Nguyễn Trần Bảo chi

1. Thay đổi sợi bọc là gì?

Thay đổi sợi bọc tuyến vú, trước đây thường gọi là bệnh xơ nang tuyến vú, là một biến đổi mô sợi tuyến ở vú, không phải bệnh lý, có thể xem là bình thường.

Độ tuổi:

  • hiếm gặp ở tuổi dưới 20
  • thường gặp ở tuổi 40 đến tiền mãn kinh
  • ít gặp sau mãn kinh (trừ trường hợp dùng nội tiết thay thế)

2. Nguyên nhân:

Sự thay đổi nội tiết trong chu kì kinh, đặc biệt là estrogen, đóng vai trò trong bệnh nguyên.

3. Bạn thường biểu hiện thế nào?

  1. mảng mô vú dày, đau căng, tăng kích thước theo chu kì kinh, thường bắt đầu giữa chu kì đến lúc sắp hành kinh
  2. dịch tiết xanh lá cây hay nâu (không phải máu sậm) xuất hiện khi ấn hay nặn núm vú

4. Thay đổi sợi bọc có đáng lo ngại không?

Hầu hết trường hợp là bình thường

Không làm tăng nguy cơ ung thư vú

5. Khi nào cần đến bác sĩ:

Khi bạn có các biểu hiện sau                                                                                  
1. Mảng u vú mới xuất hiện
2. Đau vú tiếp diễn hoặc đau nhiều hơn sau khi hết kinh
3. Mô vú thay đổi sau khi hết kinh
4. Khối u có sẵn tăng kích thước lớn thêm

Khi đến bệnh viện, bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử, thăm khám (sờ, nắn nhẹ nhàng trên mô vú), làm các xét nghiệm và thủ thuật khi cần thiết:

-     Nhũ ảnh:  nhằm tìm kiếm

o    những nốt vi vôi hóa, là những tổn thương có thể xuất hiện rất sớm trong thư vú, không thấy được qua siêu âm vú

o    những vùng tăng đậm độ tương ứng vùng mô dày, khó khảo sát trên nhũ ảnh, bác sĩ sẽ yêu cầu chụp khu trú vùng mô vú để chẩn đoán hoặc siêu âm chẩn đoán.

-     Siêu âm vú. Sử dụng kết hợp với nhũ ảnh

o    Nếu bạn dưới 40 tuổi, bạn sẽ được bác sĩ chỉ định làm siêu âm. Khi có những tổn thương nghi ngờ vi vôi hóa hoặc xáo trộn cấu trúc, bác sĩ sẽ đề nghị bạn làm thêm nhũ ảnh.

-     Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ: Với những thay đổi sợi bọc có nang lớn, chọc hút kim nhỏ giải áp, làm xẹp khối u, giảm cảm giác căng tức mô vú.

-     Sinh thiết kim lõi. Khi mảng u vú có dấu hiệu nghi ngờ ung thư, bác sĩ sẽ đề nghị làm sinh thiết. Đây là xét nghiệm lấy mẩu mô dưới siêu âm, không cần phẫu thuật.

6. Thay đổi sợi bọc có cần điều trị không?

  1. Nếu không đau nhiều, không cần điều trị.
  2. Nếu đau nhiều kèm nang nước to gây căng tức, điều trị bao gồm chọc hút nang bằng kim nhỏ và dùng thuốc giảm đau
    Thuốc  có thể dùng: acetaminophen, NSAIDS, thuốc ngừa thai nồng độ thấp estrogen

7. Những việc cần thiết làm trong trường hợp này:

  1. Không mặc áo ngực quá chật
  2. Hạn chế hoặc tránh dùng caffeine
  3. Giảm lượng béo trong khẩu phần ăn
  4. Rút ngắn hoặc ngừng liệu pháp hormone thay thế

THAY ĐỔI SỢI BỌC TUYẾN VÚ

Bs. Trần Thị Ngọc Hạnh, BS. Nguyễn Trần Bảo chi

1. Thay đổi sợi bọc là gì?

Thay đổi sợi bọc tuyến vú, trước đây thường gọi là bệnh xơ nang tuyến vú, là một biến đổi mô sợi tuyến ở vú, không phải bệnh lý, có thể xem là bình thường.

Độ tuổi:

  • hiếm gặp ở tuổi dưới 20
  • thường gặp ở tuổi 40 đến tiền mãn kinh
  • ít gặp sau mãn kinh (trừ trường hợp dùng nội tiết thay thế)

2. Nguyên nhân:

Sự thay đổi nội tiết trong chu kì kinh, đặc biệt là estrogen, đóng vai trò trong bệnh nguyên.

3. Bạn thường biểu hiện thế nào?

  1. mảng mô vú dày, đau căng, tăng kích thước theo chu kì kinh, thường bắt đầu giữa chu kì đến lúc sắp hành kinh
  2. dịch tiết xanh lá cây hay nâu (không phải máu sậm) xuất hiện khi ấn hay nặn núm vú

4. Thay đổi sợi bọc có đáng lo ngại không?

Hầu hết trường hợp là bình thường

Không làm tăng nguy cơ ung thư vú

5. Khi nào cần đến bác sĩ:

Khi bạn có các biểu hiện sau                                                                                  
1. Mảng u vú mới xuất hiện
2. Đau vú tiếp diễn hoặc đau nhiều hơn sau khi hết kinh
3. Mô vú thay đổi sau khi hết kinh
4. Khối u có sẵn tăng kích thước lớn thêm

Khi đến bệnh viện, bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử, thăm khám (sờ, nắn nhẹ nhàng trên mô vú), làm các xét nghiệm và thủ thuật khi cần thiết:

-     Nhũ ảnh:  nhằm tìm kiếm

o    những nốt vi vôi hóa, là những tổn thương có thể xuất hiện rất sớm trong thư vú, không thấy được qua siêu âm vú

o    những vùng tăng đậm độ tương ứng vùng mô dày, khó khảo sát trên nhũ ảnh, bác sĩ sẽ yêu cầu chụp khu trú vùng mô vú để chẩn đoán hoặc siêu âm chẩn đoán.

-     Siêu âm vú. Sử dụng kết hợp với nhũ ảnh

o    Nếu bạn dưới 40 tuổi, bạn sẽ được bác sĩ chỉ định làm siêu âm. Khi có những tổn thương nghi ngờ vi vôi hóa hoặc xáo trộn cấu trúc, bác sĩ sẽ đề nghị bạn làm thêm nhũ ảnh.

-     Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ: Với những thay đổi sợi bọc có nang lớn, chọc hút kim nhỏ giải áp, làm xẹp khối u, giảm cảm giác căng tức mô vú.

-     Sinh thiết kim lõi. Khi mảng u vú có dấu hiệu nghi ngờ ung thư, bác sĩ sẽ đề nghị làm sinh thiết. Đây là xét nghiệm lấy mẩu mô dưới siêu âm, không cần phẫu thuật.

6. Thay đổi sợi bọc có cần điều trị không?

  1. Nếu không đau nhiều, không cần điều trị.
  2. Nếu đau nhiều kèm nang nước to gây căng tức, điều trị bao gồm chọc hút nang bằng kim nhỏ và dùng thuốc giảm đau
    Thuốc  có thể dùng: acetaminophen, NSAIDS, thuốc ngừa thai nồng độ thấp estrogen

7. Những việc cần thiết làm trong trường hợp này:

  1. Không mặc áo ngực quá chật
  2. Hạn chế hoặc tránh dùng caffeine
  3. Giảm lượng béo trong khẩu phần ăn
  4. Rút ngắn hoặc ngừng liệu pháp hormone thay thế
Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác