Thông tin cần biết về Group B Streptococcus và thai kỳ - Bệnh viện Hùng Vương

Thông tin cần biết về Group B Streptococcus và thai kỳ - Bệnh viện Hùng Vương

Thông tin cần biết về Group B Streptococcus và thai kỳ - Bệnh viện Hùng Vương

Thông tin cần biết về Group B Streptococcus và thai kỳ - Bệnh viện Hùng Vương

Thông tin cần biết về Group B Streptococcus và thai kỳ - Bệnh viện Hùng Vương
Thông tin cần biết về Group B Streptococcus và thai kỳ - Bệnh viện Hùng Vương

Thông tin cần biết về Group B Streptococcus và thai kỳ

     Group B Streptococcus (GBS) là một loại vi khuẩn thông thường. Vi khuẩn gây ra viêm họng không giống nhau và ở người lớn vi khuẩn này thường không gây bệnh. Tuy nhiên, khi phụ nữ mang thai bị GBS, nó có thể gây nguy hiểm cho thai nhi.

     Tại sao GBS trong thời kỳ mang thai là một vấn đề quan trọng? Nếu bạn bị GBS trong khi mang thai, bạn sẽ có khả năng truyền vi khuẩn cho con mình. Ở phụ nữ, vi khuẩn GBS sống trong trực tràng và âm đạo, vì vậy em bé có thể bị nhiễm bệnh trong khi sinh.

     Nhiễm GBS có thể gây ra nhiễm trùng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng trẻ sơ sinh. Nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh bao gồm nhiễm trùng phổi, nhiễm trùng máu và viêm màng não (viêm các mô xung quanh não và tủy sống).

Hình ảnh về một nhóm vi khuẩn GBS và quá trình lây nhiễm GBS

     Xét nghiệm cho tất cả phụ nữ mang thai

     Các nghiên cứu cho thấy khoảng 20% (1/5) phụ nữ mang thai mang vi khuẩn GBS nhưng không có triệu chứng. Vì lý do này, tất cả phụ nữ mang thai nên được kiểm tra GBS vào cuối thai kỳ, thường vào 5 tuần cuối thai kỳ. Xét nghiệm khi mang thai là cách duy nhất để phát hiện loại vi khuẩn phổ biến này để bác sĩ có thể lập kế hoạch các bước giúp bảo vệ thai nhi.

     Thử nghiệm nhanh chóng và không đau. Bác sĩ sẽ phết âm đạo và trực tràng của bạn và gửi mẫu đến phòng xét nghiệm. Tại đó, mẫu sẽ được nuôi cấy trong một chất đặc biệt. Kết quả xét nghiệm GBS thường có trong vòng 48 giờ (hoặc có thể 4 ngày theo phiếu hẹn tại khoa xét nghiệm). Kết quả xét nghiệm dương tính nghĩa là có GBS.

     Điều trị dự phòng trong chuyển dạ

     Để giảm thiểu nguy cơ GBS, bạn sẽ được dùng thuốc kháng sinh trong quá trình chuyển dạ. Thuốc kháng sinh được cho vào thời điểm này có thể giúp loại bỏ một số vi khuẩn có thể gây hại cho em bé.

     Theo dõi sau sinh

     Sau khi sinh, con bạn sẽ cần được theo dõi cẩn thận để phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh GBS. Bạn và những người chăm sóc em bé của bạn ở bệnh viện và ở nhà:

+ Tại bệnh viện, theo dõi GBS khởi phát sớm: mặc dù thuốc kháng sinh được sử dụng trong quá trình chuyển dạ làm giảm nguy cơ con bạn bị nhiễm GBS giai đoạn đầu, nhưng kháng sinh không loại bỏ hoàn toàn nguy cơ. Trong bệnh viện, em bé của bạn sẽ được theo dõi chặt chẽ để tìm các vấn đề. Bạn có thể phải ở lại bệnh viện 48 giờ hoặc hơn sau khi sinh, đặc biệt nếu bác sĩ yêu cầu xét nghiệm hoặc dùng thuốc.

+ Tại nhà, theo dõi GBS khởi phát muộn: nhiễm GBS khởi phát muộn có thể xảy ra đến 03 tháng sau sanh, ngay cả khi bạn đã được điều trị bằng kháng sinh trong khi chuyển dạ (thuốc kháng sinh không ảnh hưởng đến khả năng con bạn bị nhiễm GBS giai đoạn muộn). Vì lý do này, bạn cần cảnh giác với các dấu hiệu nhiễm trùng ở trẻ mới sinh của mình).

     Hãy cho trẻ tái khám ngay nếu trẻ có những dấu hiệu sau:

+ Chậm chạp hoặc thờ ơ: con bạn ít hoạt động hơn bình thường, không muốn cử động tay hoặc chân.

+ Bú kém hoặc giảm lượng nước tiểu: con bạn bú kém, hoặc bú ít sữa hơn bình thường hoặc làm ít tã ướt hơn.

+ Nôn mửa.

+ Sốt: nhiệt độ của con bạn (đo ở nách) là 38 độ C trở lên.

+ Hay quấy khóc: bé có vẻ rất quấy khóc và khó dỗ.

+ Thở nhanh: bé thở hơn 60 lần mỗi phút.

+ Ngưng thở: bé ngừng thở trong thời gian ngắn.

+ Nhiễm trùng da: con bạn có làn da ửng đỏ với mụn nhọt hoặc vết loét, và da có thể mềm hoặc âm khi chạm vào.

+ Con bạn có vẻ bị ốm: bạn hiểu con mình nhất – hãy đủa trẻ đến cơ sở y tế nếu bạn cảm thấy có điều gì đó không ổn.

BS Đặng Ngọc Yến Dung, BS Bùi Thị Kim Tuyền - Khoa Khám bệnh B

Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác