Tiêm vitamin K1 để phòng chống xuất huyết não,màng não trẻ sơ sinh - Bệnh viện Hùng Vương

Tiêm vitamin K1 để phòng chống xuất huyết não,màng não trẻ sơ sinh - Bệnh viện Hùng Vương

Tiêm vitamin K1 để phòng chống xuất huyết não,màng não trẻ sơ sinh - Bệnh viện Hùng Vương

Tiêm vitamin K1 để phòng chống xuất huyết não,màng não trẻ sơ sinh - Bệnh viện Hùng Vương

Tiêm vitamin K1 để phòng chống xuất huyết não,màng não trẻ sơ sinh - Bệnh viện Hùng Vương
Tiêm vitamin K1 để phòng chống xuất huyết não,màng não trẻ sơ sinh - Bệnh viện Hùng Vương

Tiêm vitamin K1 để phòng chống xuất huyết não,màng não trẻ sơ sinh

     Theo các nghiên cứu gần đây cho thấy, 90% trẻ xuất huyết não thường xảy ra vào lúc 30-40 ngày tuổi, mà nguyên nhân là do thiếu vitamin K.

     1. Vitamin K là gì?

     Vitamin K là một nhóm các vitamin hòa tan trong chất béo, giống nhau về cấu trúc và có vai trò quan trọng trong quá trình điều chỉnh sự đông đặc của máu, cần thiết cho sự hỗ trợ đông máu. Vitamin K còn hỗ trợ sự trao đổi chất của xương và trao đổi chất của calci trong hệ thống mạch máu.

     2. Phân loại vitamin K:

     - Có 2 loại vitamin K dạng tự nhiên:

  • Vitamin K1: hay còn gọi là phylloquinone .Có nhiều trong các loại rau xanh (cải, bông cải,…), dầu thực vật (dầu đậu nành), trái cây (bơ, kiwi, nho,…). Tuy nhiên, chỉ 5-10% lượng vitamin K1 được hấp thu ở đường tiêu hoá từ nguồn thực phẩm.Vitamin K1 giữ vai trò hoạt hoá yếu tố đông máu ở gan
  • Vitamin K2: hay còn gọi là menaquinone được tạo ra bởi các loại vi khuẩn có ích ở trong ruột. Tăng cường chức năng của tế bào nội mô mạch máu, chống xơ vữa động mạch, chống tắc nghẽn mạch, tránh nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực.

     - Có 3 dạng vitamin K tổng hợp được biết: các vitamin K3, K4, và K5. là loại tổng hợp bằng phản ứng hóa học và thường được dùng làm thuốc. Vitamin K3 là vtamin có độc tính

     3. Nguyên nhân gây thiếu Vitamin K ở trẻ nhỏ:

     - Trong thời kỳ bào thai, thai nhi được cung cấp Vitamin K từ mẹ qua rau thai, lượng này rất nhỏ.

     - Sau khi trẻ được sinh ra, Vitamin K được nhận chủ yếu qua sữa mẹ; tuy nhiên vitamin K trong sữa mẹ cũng rất thấp. Người mẹ không được ăn bồi dưỡng trong những tháng cuối của thời kỳ thai, ăn kiêng khem sau sinh như kiêng ăn mỡ, dầu, dẫn đến lượng vitamin K trong sữa mẹ càng ít

     - Ở giai đoạn sơ sinh, vi khuẩn có khả năng tổng hợp Vitamin K ở ruột chưa đủ. Do đó trẻ nhỏ càng dễ bị thiếu vitamin K dẫn đến xuất huyết não, màng não hơn trẻ lớn.

     - Khi người mẹ dùng một số thuốc như thuốc chống co giật, Warfarin hoặc thuốc chống lao có thể gây nên bệnh lý xuất huyết trẻ sơ sinh điển hình và sớm. Những trẻ nhỏ phải dùng kháng sinh sớm, bị rối loạn tiêu hóa cũng làm cho nguồn Vitamin K tổng hợp ở ruột ít.

     4. Trẻ bị xuất huyết não, màng não có những triệu chứng lâm sàng:  

  • Hội chứng thiếu máu cấp: da xanh, niêm mạc nhợt
  • Hội chứng não – màng não: Co giật, rên è è, thóp căng phồng, li bì, hôn mê, giảm vận động nửa người.

     Các trẻ bị xuất huyết não dù được điều trị tích cực nhưng tỉ lệ tử vong hoặc để lại di chứng vẫn còn cao (tỉ lệ tử vong là 25-40%, di chứng là 40-50%). Các di chứng hay gặp nhất gồm có: teo não, não úng thủy, não bé, động kinh, bại não hoặc dị tật về phát triển tâm thần vận động.

     5. Liều dùng vitamin K1 ở trẻ sơ sinh:

     Để dự phòng xuất huyết não ở trẻ sơ sinh, các cơ sở y tế phải thực hiện tiêm Vitamin K cho trẻ sơ sinh theo đúng Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản ban hành tại Quyết định số 4128/QĐ-BYT ngày 29/7/2016 của Bộ Y tế.

     Khuyến cáo thực hành tốt nhất là tất cả trẻ sơ sinh nhận được một liều vitamin K tiêm bắp thường quy trong vòng 6 giờ đầu sau khi sinh với liều lượng như sau:

     - Đối với trẻ  > 1.500 gram: Tiêm bắp 1 mg Vitamin K1.

     - Đối với trẻ  ≤ 1.500 gram: Tiêm bắp 0,5 mg Vitamin K1.

Khoa Sanh - Quý 1/2024

Tài liệu tham khảo

https://vi.wikipedia.org/wiki/Vitamin_K

https://reference.medscape.com/viewarticle/903760

https://congdoanytethaibinh.com/tiem-vitamin-k-de-phong-chong-xuat-huyet-nao-mang-nao-tre-em/

Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác