Tìm hiểu về GBS - Bệnh viện Hùng Vương

Tìm hiểu về GBS - Bệnh viện Hùng Vương

Tìm hiểu về GBS - Bệnh viện Hùng Vương

Tìm hiểu về GBS - Bệnh viện Hùng Vương

Tìm hiểu về GBS - Bệnh viện Hùng Vương
Tìm hiểu về GBS - Bệnh viện Hùng Vương

Tìm hiểu về GBS

1. GBS là gì?

- Liên cầu khuẩn Group B Streptococcus (GBS), hay còn gọi là Streptococcus agalactiae, là những vi khuẩn hình cầu hoặc hình bầu dục, bắt màu Gram dương. Vi khuẩn xếp thành chuỗi vì phân chia trong mặt phẳng thẳng góc với trục của chuỗi.  GBS có men hemolysin làm tan hoàn toàn hồng cầu, trên môi trường thạch máu khúm vi khuẩn được bao quanh bởi một vòng tròn tiêu huyết nhỏ trong suốt.

2. Phụ nữ mang thai bị nhiễm GBS có thể dẫn đến những hậu quả gì?

- Vi khuẩn thường gặp ở đường tiêu hóa và đường sinh dục của người phụ nữ, thường không gây ra triệu chứng bệnh (người lành mang vi khuẩn). Có thể gây bệnh khi:

  • Ở người bình thường: GBS có thể gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
  • Ở phụ nữ mang thai: Ở người phụ nữ khi chuyển dạ từ các tổn thương đường sinh dục GBS xâm nhập và gây bệnh như viêm niêm mạc tử cung sau đẻ. Có khoảng 10-30% thai phụ bị nhiễm GBS trong âm đạo hoặc trực tràng.
  • Ở trẻ sơ sinh: Do vi khuẩn có khả năng tổng hợp prostaglandin E2 gây nên viêm màng ối và gây nhiễm khuẩn sơ sinh sớm như sảy thai, thai chết lưu, vỡ ối sớm, đẻ non. Nhiễm từ mẹ trong quá trình chuyển dạ do thai hít hay nuốt dịch ối, dịch âm đạo, các tổn thương da ở trẻ khi đi qua ống đẻ. Bệnh xảy ra trong những tháng đầu đời của trẻ với bệnh cảnh lâm sàng thường gặp là nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, viêm não – màng não, viêm tủy xương... dẫn tới tử vong hoặc để lại di chứng thần kinh nặng nề.

3. Tầm soát nhiễm GBS trong thai kỳ.

  • Vì tỉ lệ nhiễm GBS ở thai phụ tương đối cao, đồng thời GBS gây nhiễm khuẩn sơ sinh với tỉ lệ mắc và tử vong xếp hàng đầu trong nhóm vi sinh vật gây bệnh ở trẻ sơ sinh.
  • Hiện nay, GBS hoàn toàn có thể tầm soát được một cách dễ dàng, một xét nghiệm đơn giản, không xâm lấn nhưng giúp phòng tránh rất hiệu quả nhiều bệnh lý nghiêm trọng, không đáng xảy ra.
  • Từ tháng 05/2021, bệnh viện Hùng Vương triển khai tầm soát GBS cho nhóm thai phụ có thai kỳ từ 36-37 tuần 6 ngày.

 4. Quy trình tầm soát GBS tại bệnh viện Hùng Vương.

  • Sử dụng 1 que gòn vô trùng, lấy mẫu lần lượt tại niêm mạc âm đạo và trực tràng của thai phụ. Cho que gòn vào môi trường bảo quản và gửi về phòng xét nghiệm.
  • Tại phòng xét nghiệm. Thực hiện tầm soát theo phương pháp nuôi cấy, định danh, kháng sinh đồ bằng máy tự động với quy trình đã đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2022 đảm bảo chất lượng xét nghiệm.

5.Diễn giải kết quả.

  • Kết quả Dương tính: Thai phụ nhiễm GBS trong âm đạo và trực tràng. Thai phụ sẽ được tiêm dự phòng kháng sinh để dự phòng lây truyền GBS cho mẹ và bé.
  • Kết quả Âm tính: Thai phụ không nhiễm GBS, tiến hành quản lý và theo dõi thai kỳ bình thường.
Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác