Tổn thương ống dẫn trứng - Bệnh viện Hùng Vương

Tổn thương ống dẫn trứng - Bệnh viện Hùng Vương

Tổn thương ống dẫn trứng - Bệnh viện Hùng Vương

Tổn thương ống dẫn trứng - Bệnh viện Hùng Vương

Tổn thương ống dẫn trứng - Bệnh viện Hùng Vương
Tổn thương ống dẫn trứng - Bệnh viện Hùng Vương

Tổn thương ống dẫn trứng

TỔN THƯƠNG ỐNG DẪN TRỨNG

 

Bs CKI Lê Nguyễn Trọng Hiền

Bệnh lý ống dẫn trứng chiếm 25-45% các nguyên nhân gây hiếm muộn.

Hơn 50% trường hợp là viêm ống dẫn trứng.

Yếu tố nguy cơ: Tiền căn thai ngoài tử cung, viêm vùng chậu (PID), lạc nội mạc tử cung hoặc có phẫu thuât vùng chậu.

HSG là xét nghiệm thường qui để đánh giá sự thông thương của ODT, tỉ lệ âm tính giả lên đến 60%. Ngoài ra, có thể sử dụng SIS để đánh giá sự thông thương của ống dẫn trứng thay thế HSG.

Phẫu thuật nôi soi là tiêu chuẩn vàng.

Điều trị hiếm muộn trên bệnh nhân tắc ống dẫn trứng có thể ku75a chọn phẩu thuật nội soi hay làm thụ tinh trong ống nghiệm. Cần đánh giá tổng quát cà hai vợ chồng để dưa ra phương pháp điều trị hợp lý:

  • tuổi, dự trữ buồng trứng, tiền căn sanh đẻ, số con mong muốn, vị trí và mức độ bệnh lý ODT, các yếu tố vô sinh khác, kinh nghiệm phẫu thuật viên, tỉ lệ thành công của IVF
  • Lựa chọn ưu tiên của bệnh nhân, tôn giáo, chi phí, bảo hiểm.
  • Tinh dịch đồ.

Không có đủ nghiên cứu so sánh tỉ lệ có thai giữa phẩu thuật và IVF.

1. Thụ tinh trong ống nghiệm:

  • Ưu điểm:

            - tỉ lệ thành công cao, không can thiệp phẫu thuật.

  • Nhược điểm:

            - chi phí cao (nhiều chu kỳ)

            - chích thuốc và theo dõi nhiều tuần       

            - nguy cơ đa thai và quá kích buồng trứng.

            - IVF làm tăng tỉ lệ tử vong chu sinh, sanh non, nhẹ cân, chậm tăng trưởng.

2. Phẫu thuật nội soi:

  • Ưu điểm:

            Một lần

            Có thể có thai tự nhiên mỗi tháng, có thể có thai nhiều lần

            Tránh các nguy cơ của IVF

  •  Nhược điểm:

            Biến chứng phẫu thuật ( chảy máu, nhiễm trùng, tổn thương mô, gây mê)

            Khó chịu sau phẫu thuật

            Nguy cơ thai ngoài tử cung khi thực hiện IVF tăng lên sau phẫu thuật

  • Phẫu thuật phải được thực hiện bởi các bác sĩ có kinh nghiệm.
  • Nên phẫu thuật đối với những bệnh nhân trẻ không có các yếu tố hiếm muộn khác, giải phẩu ODT dễ dàng sữa chữa.

Tắc ống dẫn trứng đoạn gần

Nếu xác định tắc ODT đoạn gần trên phim HSG không phải do SIN, có thể thử chụp lần hai hay thực hiện thông ODT. Tắc nghẽn được khai thông trong 85% trường hợp. 50% có thai. 1/3 trường hợp thông sau đó bị tắc lại.

Phẫu thuật ODT đoạn xa – tiên lượng tốt

Tiên lượng tốt:

Dãi dính hai phần phụ ít

            ODT dãn nhẹ (<3cm), thành ODT mềm mại và mỏng.

                        Nếp niêm mạc còn tốt

Dãi dính quanh ODT có thể làm suy yếu khả năng bắt trứng do thay đổi vị trí loa vòi và buồng trứng. Tỉ lệ thai cộng dồn sau 12 tháng nội soi gỡ dính là 40%.

Nội soi tái tạo loa vòi trong trường hợp ứ dịch nhẹ, tỉ lệ có thai sau đó là 58-77%.

3. Phẫu thuật tắc ODT đoạn xa - tiên lượng xấu:

Dính dầy đặc quanh ODT, ODT dãn rộng có thành dày xơ hoá, và/hoặc giảm hay mất nếp niêm mạc.

Chỉ định phẫu thuật nội soi cắt ống dẫn trứng khi ống dẫn trứng bị tổn thương không thể sửa chữa do nhiễm trùng, lạc nội mạc tử cung, hoặc thai ngoài tử cung.

Ứ dịch ống dẫn trứng ảnh hưởng xấu đến kết quả IVF: giảm tỉ lệ thụ thai 50%, tăng tỉ lệ sẩy thai. Nên phẫu thuật nội soi cắt hoặc thắt ODT ở những phụ nữ bị ứ dịch ODT trước khi thực hiện IVF.

4. Phẫu thuật nối ODT

20-30% phụ nữ hối tiếc vì thắt ống dẫn trứng.

Mở chỗ tắc đoạn gần và đoạn xa sau đó nối lại bằng chỉ với kính phóng đại và kỹ thuật vi phẫu.

Giúp có thai nhiều lần

Tiên lượng tốt hơn khi thực hiện IVF.

Cần được thực hiện bởi những bác sĩ có kinh nghiệm và đào tạo phù hợp.

Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác