1. Triple test là xét nghiệm gì?
Triple test hay còn gọi xét nghiệm bộ ba là xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi thông qua việc kiểm tra và định lượng nồng độ 3 chất trong máu mẹ do thai nhi tiết ra bao gồm AFP, uE3 và β-hCG, kết quả xét nghiệm sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán xem thai nhi có mắc phải hội chứng Down (thừa NST 21), hội chứng Trisomy 18 (thừa NST 18) hay không.
- AFP (Alpha-fetoprotein): Một loại glycoprotein có nguồn gốc từ bào thai.
- uE3 (Unconjugated estriol): Xuất hiện vào ngày thứ 8 của thai nhi.
- β hCG (Beta human Chorionic Gonadotropin): Một loại steroid do nhau thai sản xuất.
2. Đối tượng xét nghiệm Triple test
Đối tượng nên thực hiện xét nghiệm bộ ba bao gồm tất cả phụ nữ mang thai, đặc biệt là những thai phụ:
- Tiền sử gia đình có người bị dị tật bẩm sinh
- Mang thai sau 35 tuổi
- Sử dụng thuốc hoặc chất gây hại cho thai nhi trước hoặc trong thai kỳ
- Người bị bệnh tiểu đường và sử dụng insulin
- Khi mang thai bị nhiễm virus
- Người bố hoặc người mẹ làm việc/sống trong môi trường tiếp xúc với hóa chất, phóng xạ liều cao
3. Thời điểm thực hiện Triple test và cách thực hiện
Các thai phụ khi khám thai chưa thực hiện xét nghiệm tầm soát Double test/ NIPT khi thai 11 → 13 tuần 6 ngày thì sẽ xét nghiệm Triple test khi thai nhi được 16 – 20 tuần tuổi
Cách thực hiện xét nghiệm Triple test tương tự như Double test, bác sĩ sẽ lấy máu ở tĩnh mạch tay của thai phụ để làm xét nghiệm và trả kết quả sau 7 – 10 ngày.
4. Kết quả xét nghiệm Triple test
Triple test là một phương pháp sàng lọc thường quy, nhưng Triple test không phải là một xét nghiệm chẩn đoán. Với độ chính xác khoảng 60-70%, kết quả sàng lọc chỉ kết luận thai nhi có nguy cơ cao hay thấp với các hội chứng mà chưa kết luận được cụ thể thai nhi có bị mắc dị tật bẩm sinh hay không.
Bởi vậy, khi có kết quả sàng lọc Triple test có nguy cơ cao, mẹ bầu cần thực hiện thêm những phương pháp sàng lọc và xét nghiệm chẩn đoán khác như phương pháp sàng lọc trước sinh không xâm lấn (NIPT) ) hoặc chọc ối (xâm lấn) sẽ có độ chính xác cao đến 99,9% để đánh giá một cách chính xác tình trạng sức khỏe của thai nhi.
Bài viết khác
- Viên uống tránh thai kết hợp (11-12-2024)
- Đăng ký trực tiếp theo số thứ tự tại bệnh viện (07-11-2022)
- Khám đặt hẹn - Khám chuyên gia (07-11-2022)
- Đón xem Radar Sản phụ khoa số 20: Tiền sản giật - Tầm soát sớm, dự phòng kịp thời giúp ngăn chặn biến cố (05-12-2024)
- Hướng dẫn quản lý thai kỳ có vết mổ cũ để tránh rủi ro cho mẹ và con (05-12-2024)