Trữ trứng: Giải pháp hiệu quả bảo tồn khả năng sinh sản của phụ nữ - Bệnh viện Hùng Vương

Trữ trứng: Giải pháp hiệu quả bảo tồn khả năng sinh sản của phụ nữ - Bệnh viện Hùng Vương

Trữ trứng: Giải pháp hiệu quả bảo tồn khả năng sinh sản của phụ nữ - Bệnh viện Hùng Vương

Trữ trứng: Giải pháp hiệu quả bảo tồn khả năng sinh sản của phụ nữ - Bệnh viện Hùng Vương

Trữ trứng: Giải pháp hiệu quả bảo tồn khả năng sinh sản của phụ nữ - Bệnh viện Hùng Vương
Trữ trứng: Giải pháp hiệu quả bảo tồn khả năng sinh sản của phụ nữ - Bệnh viện Hùng Vương

Trữ trứng: Giải pháp hiệu quả bảo tồn khả năng sinh sản của phụ nữ

     1. Vì sao số lượng trữ trứng của các chị em ngày càng tăng?

     Trữ trứng là xu hướng của nhiều phụ nữ hiện đại. Xin hỏi PGS, những lý do nào đưa đến quyết định trữ trứng của các chị em ngày càng tăng ạ?

     - So với thời điểm trước đây, tại Bệnh viện Hùng Vương, số lượng người đến trữ trứng có thay đổi ra sao, độ tuổi nào là thường gặp ạ?

     PGS.TS.BS Hoàng Thị Diễm Tuyết trả lời: Kỹ thuật trữ trứng đã được phát triển xong hành với kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thụ tinh trong ống nghiệm. Trong quá trình điều trị hiếm muộn bằng thụ tinh trong ống nghiệm, có những tình huống bắt buộc phải trữ trứng. Ví dụ, trong ngày hút trứng chồng không lấy được tinh trùng, lúc này bắt buộc phải trữ trứng.

     Kỹ thuật trữ trứng được áp dụng trong các tình huống tiếp theo, khi người phụ nữ mắc bệnh cần điều trị và các phương thức điều trị có thể ảnh hưởng đến việc dữ trữ buồng trứng như ung thư cần điều trị hóa trị hoặc xạ trị. Trước khi điều trị những can thiệp này sẽ trữ trứng lại để bảo tồn khả năng sinh sản cho phụ nữ.

     Tuy nhiên, gần đây kỹ thuật này được ứng dụng rộng rãi hơn trong những tình huống người phụ nữ muốn trì hoãn thiên chức làm mẹ. Phụ nữ ngày nay không chỉ có bếp núc, nuôi con mà còn tham gia nhiều hoạt động xã hội nên có thể phải đầu tư nhiều thời gian, công sức cho việc học hành, kiếm tiền, nghề nghiệp, địa vị… vì vậy việc thực hiện thiên chức làm mẹ bị trì hoãn. Đến khi nhận ra cần phải mang thai, sinh đẻ thì lúc đó đã hết trứng.

     Hiện nay, xu hướng của các chị em phụ nữ trên thế giới cũng như tại Việt nam là trữ trứng lại và thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu trước. Sau đó, đến thời điểm muốn thực hiện thiên chức làm mẹ sẽ không gặp phải tình trạng không còn trứng.

     Về trữ trứng, hầu như trước đây không có chuyện này xảy ra. Trong những năm gần đây, nhiều chị em phụ nữ đến đặt vấn đề muốn trữ trứng đây là sự thay đổi trong xu hướng của xã hội. Số lượng phụ nữ muốn trữ trứng dao động từ 30 - 40 tuổi, khi đã tương đối có định hướng trong cuộc sống nhưng chưa muốn thực hiện thiên chức làm mẹ.

     Hoặc một số chị em phụ nữ khoảng 30 - 35 tuổi (tương đối lớn về mặt sinh sản) nhưng chưa tìm được một nửa còn lại và sợ rằng đến khi tìm được sẽ không còn trứng nên muốn trữ trứng lại.

     2. Phụ nữ thường trữ trứng trong trường hợp nào và những bệnh lý nào có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản cần phải trữ trứng?

     Hiện nay, các chị em thường lựa chọn trữ trứng trong những trường hợp nào ạ? Theo BS, bên cạnh các vấn đề xã hội, những bệnh lý nào có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản cần thực hiện trữ trứng ạ?

     BS.CK2 Lý Thái Lộc trả lời: Theo số liệu thống kê của khoa Hiếm muộn trong những năm vừa rồi, năm 2020 và 2021 là những năm cả nước phải chịu dịch COVID-19 nên số ca thụ tinh trong ống nghiệm và trữ trứng rất ít.

     Tuy nhiên, trong những năm 2022, có khoảng 70 - 80 trường hợp đến xin trữ trứng. Đến năm 2023, tăng lên khoảng 150 - 160 ca, chưa kể đến các trung tâm khác. Điều này chứng tỏ, nhu cầu trữ trứng xã hội (Social egg freezing) đang là khuynh hướng chung và tăng nhanh.

     Ngoài những nguyên nhân trong hỗ trợ sinh sản vừa đề cập còn có những bệnh lý mà khi điều trị có thể ảnh hưởng đến số lượng, cũng như chất lượng của buồng trứng, trứng (noãn). Thường gặp nhất tại Bệnh viện Hùng Vương đối với những phụ nữ trẻ (khoảng 30 - 40 tuổi) là ung thư vú, ngoài ra còn có ung thư đại tràng hoặc ung thư dạ dày.

 

 

     3. Ưu điểm của việc trữ trứng là gì?

     Nhờ PGS đề cập cụ thể hơn, vai trò - ý nghĩa cũng như ưu điểm mà việc trữ trứng mang lại cho các chị em ạ?

     - Cụ thể, xu hướng kết hôn hiện nay ngày càng muộn cũng như tình trạng suy giảm buồng trứng sớm ở phụ nữ trẻ gia tăng. Trữ trứng sẽ mang lại giá trị nào cho những trường hợp này ạ?

     - So với những phương pháp bảo tồn khả năng sinh sản trước khi điều trị ung thư, trữ trứng mang lại các lợi điểm nào hơn, thưa PGS?

     PGS.TS.BS Hoàng Thị Diễm Tuyết trả lời: Việc trữ trứng sẽ giúp chị em phụ nữ chủ động hơn khi quyết định thời điểm làm mẹ. Trường hợp không trữ trứng đến khi có thời gian, tiền bạc lại không còn trứng. Nếu đã trữ trứng có thể yên tâm làm việc, kiếm tiền,… đến khi sẵn sàng người phụ nữ vẫn còn trứng để mang thai và sinh con.

Giảm dự trữ buồng trứng gặp ở 2 nhóm: Nhóm thứ nhất, giảm dự trữ buồng trứng liên quan đến can thiệp lên buồng trứng thường gặp ở những người từng có u buồng trứng phải mổ trên buồng trứng đó, bóc tách u, sẽ làm cho chức năng buồng trứng giảm và giảm dự trữ buồng trứng.

Nhóm thứ hai là giảm dự trữ buồng trứng liên quan đến bệnh lý trong cơ thể và thường liên quan đến di truyền. Ví dụ như, gia đình có 3 chị em gái mà cả 3 người bị buồng trứng suy sớm. Đối với các tình huống này nên trữ trứng từ sớm, đừng đợi đến 30 tuổi mới lập gia đình, mang thai thì lúc đó có thể không còn trứng.

Tuổi mãn kinh trung bình ở Việt Nam khoảng từ 49 - 51 tuổi. Từ giai đoạn 40 - 49 tuổi là giai đọan tiền mãn kinh. Những người suy buồng trứng sớm là người có tình trạng buồng trứng không làm việc nữa trước 40 tuổi. Nếu rơi vào tình huống này mà chưa sinh con thì bắt buộc phải thụ tinh trong ống nghiệm bằng cách xin trứng của người khác.

 

     Buồng trứng có 2 chức năng: Một là chức năng nội tiết, sẽ tiết ra các nội tiết sinh dục làm người phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt mỗi tháng. Nếu chị em phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt bất thường nên đi khám sớm để biết tình trạng làm việc của buồng trứng.

     Hai là chức năng sinh ra trứng để thực hiện thiên chức làm mẹ và duy trì nòi giống. Chức năng này cần phải thử, nếu chưa có đối tác, chưa thử thì không thể biết được có hoàn thiện hay không. Tuy nhiên, cũng một phần phản ánh thông qua chu kỳ kinh nguyệt hằng tháng của người phụ nữ.

     Vì vậy, việc nhận diện, theo dõi, đánh giá chu kỳ kinh nguyệt hằng tháng rất quan trọng. Nếu có những bất thường liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt cần đi khám phụ khoa sớm để có thể phát hiện các bệnh lý có liên quan và đặc biệt là phát hiện sớm tình trạng suy buồng trứng.

     Đối với những bệnh nhân có bệnh lý, đặc biệt là các bệnh lý ung thư mà phương pháp điều trị ảnh hưởng đến buồng trứng như xạ trị, hóa trị thì người phụ nữ sẽ được thực hiện quá trình kích thích buồng trứng. Sau đó, hút các nang noãn ra và trữ trứng lại. Tiếp đến là điều trị bệnh. Khi điều trị khỏi, quay trở lại cuộc sống bình thường người phụ nữ vẫn có thể thực hiện thiên chức làm mẹ. Từ đó, giúp người bệnh không mặc cảm vì chẳng may mắc bệnh ung thư mặc dù đã được điều trị khỏi.

     4. Đâu là độ tuổi lý tưởng nhất để thực hiện trữ trứng?

     Khả năng sinh sản không “trường tồn” theo thời gian. Vậy, đâu là thời điểm - độ tuổi lý tưởng nhất để người phụ nữ thực hiện trữ trứng, thưa BS?

     BS.CK2 Lý Thái Lộc trả lời: Tiêu chuẩn của Việt Nam, người trên 35 tuổi chức năng buồng trứng sẽ bắt đầu giảm về chất lượng và số lượng. Độ tuổi lý tưởng nhất để trữ trứng mà 5, 10 năm sau sử dụng vẫn đảm bảo chất lượng là trước năm 35 tuổi.

      Theo tài liệu của Hoa Kỳ, khuyến cáo trữ trứng nên thực hiện trước 30 tuổi. Cuộc sống của Mỹ khác Việt Nam, ở đó có khuynh hướng trữ trứng xã hội rất nhiều vì làm việc theo kiểu công nghiệp nên phụ nữ tham gia vào công việc xã hội nhiều hơn.

     Nhiều trường hợp sau 35 tuổi, chất lượng trữ trứng vẫn còn tốt nên không thể đoán chính xác chất lượng của trứng, chỉ có thể dự đoán về số lượng. Nếu có suy nghĩ đến trữ trứng thì nên thực hiện trước năm 35 tuổi.

 

 

     5. Cần lưu ý gì trước khi quyết định trữ trứng?

     Người phụ nữ cần cân nhắc những yếu tố gì trước khi quyết định trữ trứng, thưa BS?

     PGS.TS.BS Hoàng Thị Diễm Tuyết trả lời: Đầu tiên, phải chuẩn bị về mặt tâm lý và kiến thức, hiểu biết về quy trình trữ trứng. Ngoài ra, còn có 2 yếu tố rất quan trọng cần chuẩn bị: Thứ nhất, về mặt kinh tế, vì chi phí thực hiện kỹ thuật trữ trứng hiện nay ở Việt Nam khá thấp so với các nước trên khu vực và trên thế giới, nhưng so với thu nhập của người phụ nữ trung bình trong xã hội còn tương đối cao. Ví dụ, một chu kỳ kích thích buồng trứng và trữ trứng khoảng 40 - 50 triệu.

     Thứ hai, khi kích thích buồng trứng và hút trứng phải thực hiện bằng siêu âm đầu dò âm đạo (đi bằng đường âm đạo). Một số phụ nữ chưa quan hệ tình dục sẽ rất khó để thực hiện kỹ thuật này. Đây là 2 vấn đề rất quan trọng cần được chuẩn bị trước khi quyết định trữ trứng.

Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác