Cập nhật 2020-2021-2022
BS Trần Thị Thanh Thúy – khoa Hiếm Muộn
Nếu bạn đang có chỉ định IVF từ bác sĩ hay đang cân nhắc điều trị hỗ trợ sinh sản IVF, tỷ lệ thành công trong IVF sẽ rất quan trọng đối với bạn. Điều cần thiết là phải hiểu đúng về kết quả thông kê điều trị trong IVF, để bạn có thể đưa ra quyết định đúng đắn cho tương lai của mình.
TỶ LỆ THÀNH CÔNG TRONG THỤ TINH ỐNG NGHIỆM - IVF
Quy trình điều trị IVF là gì?
Một chu kỳ điều trị IVF điển hình bao gồm các bước sau:
a. Tiêm thuốc nội tiết sinh sản để kích thích buồng trứng của phụ nữ (kích thích buồng trứng);
b. Trứng (còn được gọi là "tế bào trứng" hay “noãn bào”) được lấy từ buồng trứng của người phụ nữ (gọi là chọc hút trứng hay chọc hút noãn), đây là một thủ thuật được tiến hành dưới gây tê tại chỗ hoặc tiền gây mê.
c. Trứng sau đó được thụ tinh và tạo phôi. Qúa trình thực hiện thụ tinh liên quan đến các quá trình khác như ICSI (tiêm tinh trùng vào bào tương noãn, tinh trùng được tiêm vào trứng để hỗ trợ thụ tinh bằng thiết bị thao tác vi mô) hoặc lựa chọn tinh trùng bằng kỹ thuật số phóng đại cao (có thể hỗ trợ nam giới khi có hiện tượng phân mảnh DNA trong tinh trùng );
Chuyển 01 hay nhiều phôi vào tử cung của người phụ nữ trong chu kỳ chọc hút gọi là "chuyển phôi tươi -ET" .
e. Các phôi còn lại sẽ đông lạnh và chuyển phôi vào chu kỳ có chuẩn bị nội mạc tử cung ("chuyển phôi đông lạnh" -FET). Một chu trình điều trị IVF được coi là hoàn thành khi tất cả các phôi đã được sử dụng hết.
Làm thế nào để bạn đo lường thành công IVF?
Khi nói đến IVF, không có tiêu chuẩn nào là thống nhất để báo cáo "tỷ lệ thành công".
Tỷ lệ thành công IVF trên 01 lần chuyển phôi hay tỷ lệ thành công cộng dồn cho nhiều lần chuyển phôi. Tại IVF Hùng Vương, chúng tôi thường đo tỷ lệ thành công IVF là tỷ lệ thai lâm sàng ở mỗi lần chuyển phôi. Không phải mọi thai kỳ sẽ mang đến thai sinh sống, vì vậy chúng tôi còn tính tỷ lệ thai sinh sống sau đó. Chúng tôi báo cáo tỷ lệ thành công của chúng tôi cho mỗi lần chuyển phôi vì chúng tôi muốn cung cấp cho bạn sự hiểu biết đúng về cơ hội thành công sau mỗi lần chuyển phôi.
Tuy nhiên, không phải mọi chu kỳ điều trị sẽ dẫn đến việc chuyển phôi, đối với một số phụ nữ, vẫn có tỷ lệ không có trứng sau khi chọc hút, và đôi khi là không có trứng trưởng thành hay bình thường sau khi tách trứng, dẫn đến không có phôi để chuyển.
Bạn và gia đình cần hiểu rõ các yếu tố sau có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công trong điều trị IVF
• Yếu tố quan trọng nhất quyết định tỷ lệ thành công IVF là tuổi của phụ nữ. sau đó là cân nặng.
• Các vấn đề bệnh lý liên quan bất thường tử cung, buồng trứng hay bệnh lý nội khoa, ngoại khoa ảnh hưởng khả năng sinh sản.
• Thói quen hút thuốc lá, dùng chất kích thích.
• Chuyển nhiều phôi hơn trong một lần chuyển phôi không làm tăng tỷ lệ có thai, mặc khác làm gia tăng biến chứng thai kỳ như đa thai, sanh non, sẩy thai, nhẹ cân,….
• Phải xem xét cả yếu tố chuyển phôi tươi hay chuyển phôi đông.
• Tại IVF Hùng Vương , chúng tôi tự hào về tỷ lệ thành công mà chúng tôi đạt được cho bệnh nhân khi đến thực hiện IVF tại đây. Trung tâm của chúng tôi năm 2018 đã nhận được chứng nhận quốc tế về hỗ trợ sinh sản RTAC- đảm bảo về quản lý chất lượng sánh vai cùng các quốc gia trong khu vực quốc tế.
• Biểu đồ sau đây cho thấy tỷ lệ thành công IVF Hùng Vương vào năm 2020. Chuyển phôi đông, IVF trứng tự thân.
|
Thai lâm sàng |
Thai ≥12 tuần |
Thai ≥20 tuần |
Thai sinh sống |
<30 tuổi |
52.6% |
42.9% |
41.5% |
29.7% |
30-35 tuổi |
47.8% |
35.2% |
34.6% |
26.8% |
36-39 tuổi |
40.4% |
30.9% |
30.2% |
22.3% |
≥40 tuổi |
34.5% |
29.3% |
26.4% |
16.7% |
• Biểu đồ sau đây cho thấy tỷ lệ thành công IVF Hùng Vương vào năm 2021. Chuyển phôi đông, IVF trứng tự thân.
|
Thai lâm sàng |
Thai ≥12 tuần |
Thai ≥20 tuần |
Thai sinh sống |
<30 tuổi |
52.4% |
47.1% |
45.2% |
33.5% |
30-34 tuổi |
43.9% |
40.2% |
40.0% |
29.8% |
35-39 tuổi |
36.6% |
31.6% |
30.7% |
29.8% |
≥40 tuổi |
31.3% |
27.5% |
26.5% |
17.1% |
• Biểu đồ sau đây cho thấy tỷ lệ thành công IVF Hùng Vương vào năm 2022. Chuyển phôi đông, IVF trứng tự thân.
|
Thai lâm sàng |
Thai ≥12 tuần |
Thai ≥20 tuần |
Thai sinh sống |
<30 tuổi |
54% |
52.1% |
45.2% |
34.5% |
30-34 tuổi |
45.6% |
42.2% |
40.0% |
30.8% |
35-39 tuổi |
44% |
40.6% |
35.7% |
29.8% |
≥40 tuổi |
35.3% |
30.5% |
26.5% |
22.1% |
– Beta hCG là chỉ số đo nồng độ hormone beta hCG (Human Chorionic Gonadotropin) trong máu, được tạo thành từ nhau thai và xuất hiện khi phôi bắt đầu làm tổ tại nội mạc tử cung. Xét nghiệm beta hCG là bước đầu chẩn đoán có hiện tượng thụ thai hay không, thường thực hiện sau 14 ngày sau khi chuyển phôi. Hình thức xét nghiệm beta hCG bằng nước tiểu qua que thử thai, nếu kết quả dương tính sẽ xuất hiện hai vạch đỏ trên que. Kết quả này có thể cho người phụ nữ biết mình có thai hay không nhưng sẽ không thể đo được chính xác nồng độ beta hCG trong cơ thể. Xét nghiệm nước tiểu có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như lượng nước tiểu và thời gian trong ngày mà bạn kiểm tra. Vì vậy để biết được chính xác kết quả và chỉ số nồng độ beta hCG thì người phụ nữ nên tiến hành xét nghiệm máu để có được kết quả cuối cùng kể cả trong trường hợp nồng độ beta hCG khá thấp.
– Thông thường trong 10 tuần đầu, nồng độ beta hCG sẽ tăng gấp đôi cứ sau 48 đến 72 giờ và sẽ đạt đỉnh trong 8-11 tuần đầu tiên của thai kỳ, sau đó sẽ giảm dần và bình nguyên trong phần còn lại của thai kỳ.
Kết quả thụ thai hay không sẽ dựa vào chỉ số nồng độ beta hCG như sau:
- Nồng độ beta hCG < 5 mIU / mL được xem là âm tính đối với thai kỳ (kết quả không có thai).
- Nồng độ trên ≥ 25 mIU / mL được xem là dương tính đối với thai kỳ (kết quả có thai).
- Tùy vào chỉ số beta hCG mà bác sĩ điều trị sẽ có nhận định phù hợp để theo dõi thai kỳ.
Một số trường hợp đặc biệt của nồng độ beta hCG:
- Nồng độ beta hCG cao: Khả năng người phụ nữ có thể mang đa thai (sinh đôi hoặc sinh ba) hoặc thai trứng…
- Nồng độ beta hCG thấp: Nguy cơ mang thai ngoài tử cung, sẩy thai hoặc tính tuổi thai không chính xác …
– Tỷ lệ chính xác của xét nghiệm beta hCG không đạt được 100%, trong một vài trường hợp kết quả có thể là âm tính giả và dương tính giả với thai kỳ.
– Thai sinh hóa là tình trạng có thai và bị sẩy thai sớm trước khi siêu âm thấy hình ảnh túi thai trong tử cung. Trong hầu hết các trường hợp, thai sinh hóa thường không cần can thiệp. Nồng độ beta hCG sẽ giảm về âm tính khi phôi thai không còn.
– Thai lâm sàng thấy hình ảnh túi thai trên siêu âm (kể cả thai ngoài tử cung), thường được thực hiện vào khoảng 3 tuần sau khi xét nghiệm beta hCG dương tính.
– Thai ngoài tử cung là tình trạng thai làm tổ bên ngoài buồng tử cung, vị trí làm tổ bất thường hay gặp là ống dẫn trứng. Khi dừng lại để làm tổ tại ống dẫn trứng, phôi thai sẽ không thể phát triển tiếp tục, thường vỡ sớm gây xuất huyết và đe doạ tính mạng của thai phụ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Các vị trí làm tổ khác của thai ngoài tử cung có thể gặp là buồng trứng, ổ bụng, kênh cổ tử cung. Thai ngoài tử cung không thể tiếp tục duy trì. Thông thường, việc chấm dứt quá trình mang thai sẽ được thực hiện bằng thuốc hoặc phẫu thuật.
– Thai diễn tiến: có sự hiện diện của tim thai trên hình ảnh siêu âm.
– Em bé sinh: em bé khỏe mạnh là kết quả của quá trình điều trị và mang thai của người mẹ
– Đa thai: Một thai kỳ mang nhiều hơn một thai nhi. Chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm (In vitro Fertilization – IVF) làm tăng nguy cơ mang đa thai đến tám lần so với thụ thai tự nhiên do nhiều phôi được chuyển vào tử cung. Việc mang đa thai tạo nguy cơ cao hơn cho bà mẹ và các em bé so với mang đơn thai. Nguy cơ chính là sinh non và các nguy cơ khác bao gồm xuất huyết trong thời gian mang thai, tăng huyết áp hoặc tiền sản giật, … Các em bé được sinh ra từ đa thai có nhiều khả năng bị dị tật như bại não hoặc không nuôi sống được. Đồng thời, các bà mẹ mang đa thai có mức độ mệt mỏi về tâm lý cao hơn, bởi việc chăm sóc nhiều bé khó khăn hơn so với chăm sóc một bé. Trong các trường hợp từ 3 thai trở lên, các bác sĩ thường tư vấn thực hiện thủ thuật giảm bớt thai, nhằm giảm nguy cơ sinh non. Kỹ thuật giảm thai được thực hiện hiệu quả và an toàn nhất vào tuần thứ 7 đến thứ 8 của thai kỳ. Chuyển đơn phôi (Single Embryo Transfer – SET) là cách duy nhất để giảm tỉ lệ mang đa thai liên quan đến IVF. Một chu kỳ IVF có thể tạo được nhiều phôi tùy thuộc vào chất lượng noãn, số chu kỳ thực hiện, độ tuổi và sức khỏe của người mẹ.
Bài viết khác
- Lạc nội mạc tử cung tiếp cận trên phương diện cấp cứu (02-01-2025)
- Gãy xương đòn ở trẻ sơ sinh (02-01-2025)
- Viêm tuyến vú ở phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ (02-01-2025)
- Chuyển dạ sanh non những điều cần biết (02-01-2025)
- Bệnh lý ung thư cổ tử cung (02-01-2025)