Vai trò của xét nghiệm sàng lọc đái tháo đường thai kỳ - Bệnh viện Hùng Vương

Vai trò của xét nghiệm sàng lọc đái tháo đường thai kỳ - Bệnh viện Hùng Vương

Vai trò của xét nghiệm sàng lọc đái tháo đường thai kỳ - Bệnh viện Hùng Vương

Vai trò của xét nghiệm sàng lọc đái tháo đường thai kỳ - Bệnh viện Hùng Vương

Vai trò của xét nghiệm sàng lọc đái tháo đường thai kỳ - Bệnh viện Hùng Vương
Vai trò của xét nghiệm sàng lọc đái tháo đường thai kỳ - Bệnh viện Hùng Vương

Vai trò của xét nghiệm sàng lọc đái tháo đường thai kỳ

     1. Nên thực hiện xét nghiệm sàng lọc 24-28 tuần để hạn chế rủi ro cho mẹ và bé

     Một số chị em bị bỏ lỡ mốc 24-28 tuần xét nghiệm sàng lọc, thì có thể làm ở thời điểm nào khác và làm xét nghiệm gì ạ?

     - Mẹ bầu xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu trong giai đoạn đầu thai kỳ, kết quả đường âm tính, vậy đến tuần 24-28 có cần làm xét nghiệm dung nạp đường huyết?

     PGS.TS.BS Huỳnh Nguyễn Khánh Trang - Trưởng khoa Sanh, Bệnh viện Hùng Vương trả lời: Sàng lọc từ 24 - 48 tuần là thời điểm được quốc tế đề nghị và thực hiện. Việc tuân thủ sẽ đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi.

     Nhóm nguy cơ thấp, xét nghiệm ban đầu bình thường nhưng đến 24 - 28 tuần có thể bị rối loạn chuyển hóa do thiếu insulin.

     Hiện nay, xét nghiệm dung nạp đường huyết chỉ khoảng 150.000 đồng/lần. Khi khám thai nên thực hiện xét nghiệm này, thai phụ cũng có thể chủ động hỏi ý kiến bác sĩ để được làm xét nghiệm.

     Nếu không xét nghiệm đường huyết và không phát hiện, đến 32 tuần em bé có thể chết lưu. Hoặc đến 32 tuần thai phụ bị đái tháo đường, cân nặng sẽ tăng nhanh, ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều,…

     Sau khi xét nghiệm mới phát hiện thì đã trễ 4 tuần. Khi đó không thực hiện test dung nạp mà chỉ xét nghiệm đường huyết bất kỳ, đường huyết lúc đói, HbA1c (cho biết rối loạn đường huyết trong vòng 12 tuần) hoặc xét nghiệm Fructosamine (cho biết rối loạn đường huyết trong vòng 2 tuần). Lúc này, không thể giúp ích nhiều trong việc tốt cho thai phụ và thai nhi.

     Khi đó, bác sĩ vẫn tiếp tục áp dụng chế độ ăn, insulin,… Tuy nhiên hậu quả sẽ nhiều hơn, đáng sợ nhất là thai chết lưu. Tình trạng này không có dấu hiệu báo trước, hôm trước có thể siêu âm thấy em bé to hơn kích thước các bé cùng tuổi thai, nhịp tim bình thường. Nhưng 1 - 2 ngày sau cảm thấy em bé không cử động, khi quay lại bệnh viện siêu âm thì đã ngừng tim. Xét nghiệm mới phát hiện rối loạn chuyển hóa đường, nhiễm ceton acid,…

     Cách đây khoảng 10 năm, tình huống này thường xảy ra. Các bệnh viện lớn phải mất 5 - 7 thực hiện chương trình tầm soát, sau đó đề nghị lên cấp quốc gia để xây dựng chương trình đưa vào hướng dẫn quốc gia. Đây là điểm quan trọng để giúp thai phụ an toàn khi mnag thai, nhất là khi có rối loạn chuyển hóa carbohydrate (đái tháo đường thai kỳ).

     Các thai phụ hãy thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ để đem lại nhiều lợi ích nhất. Mặc dù tỷ lệ an toàn không thể là 100% vì còn tùy thuộc vào sự tuân thủ của bệnh nhân, tuy nhiên nguy hiểm sẽ ở mức thấp nhất.

 

     2. Cách lựa chọn và chế biến thực phẩm cho mẹ bầu mắc đái tháo đường thai kỳ

    Lời khuyên của BS trong việc lựa chọn thực phẩm cũng như cách chế biến cho mẹ bầu mắc đái tháo đường thai kỳ ạ?

     - Nhiều mẹ bầu thèm ăn nhưng vì đái tháo đường thai kỳ nên nhiều món yêu thích lại không dám đụng đến. Có thể làm gì để bớt cơn thèm ngọt, thèm đồ ăn này, thưa BS? Các món ăn vặt mà mẹ bầu có thể lựa chọn là gì và lưu ý ra sao khi uống sữa và các chế phẩm từ sữa?

     BS.CK1 Huỳnh Ngọc Phương Thủy - Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Hùng Vương trả lời: Người bị đái tháo đường thai kỳ nên lưu ý trong chế độ ăn như sau:

     - Lựa chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp và vừa. Để biết chỉ số GI của các loại thực phẩm, có thể truy cập vào website Dinh dưỡng Mẹ và Bé để tra thông tin trên bảng chỉ số GI của thực phẩm.

     - Nên chuyển sang chế độ ăn hấp và luộc để hạn chế năng lượng hấp thụ vào, giúp ngăn ngừa biến chứng của đái tháo đường như bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp, thừa cân, béo phì,… làm đường huyết không ổn định.

     - Về bữa phụ, nên có 2 - 3 bữa phụ trong ngày. Thay vì dùng sữa có đường hoặc sữa bầu thì nên thay thế bằng các loại sữa tươi không đường hoặc sữa dành cho người tiểu đường.

     - Nếu có cảm giác thèm ngọt, có thể sử dụng các chất tạo ngọt tự nhiên như Stevia.

     - Có thể sử dụng các sản phẩm chế biến từ sữa như sữa chua không đường, phô mai,… Trong các thực phẩm này có chứa một lượng đạm cần thiết trong việc xây dựng cơ thể cho mẹ và bé phát triển.

 

 

     350% phụ nữ đái tháo đường thai kỳ sẽ mắc đái tháo đường type 2 trong 10 - 15 năm

     Sau sinh, khi nào thì người mẹ được xét nghiệm, kiểm tra lại đường huyết? Kết quả bình thường, bao lâu kiểm tra lại? Kết quả bất thường, cần làm gì tiếp theo, thưa BS?

     - Trẻ sinh ra từ người mẹ đái tháo đường thai kỳ cần được kiểm tra những gì và kiểm tra vào thời điểm nào ạ?

     PGS.TS.BS Huỳnh Nguyễn Khánh Trang trả lời: Khi mẹ mắc đái tháo đường thai kỳ, em bé có thể to hơn hoặc suy dinh dưỡng (với tỷ lệ tương đương nhau, chiếm khoảng 8 - 12%).

     Điều này có thể không phụ thuộc vào chế độ ăn mà do đột biến gen chuyển hóa đường trong em bé. Nên dù ăn ít hay nhiều hoặc đường huyết ổn định thì em bé vẫn to hoặc suy dinh dưỡng. Sau khi sanh, những bé con của mẹ mắc đái tháo đường đặc biệt là các em bé to con sẽ có nguy cơ hạ đường huyết (do nhu cầu lớn), gây nguy hiểm đến tính mạng. Đối với các bệnh viện có quản lý về đái tháo đường, khoa sơ sinh sẽ theo dõi đường huyết cho bé (thử đường huyết lúc em bé còn trong bệnh viện). Ghi nhận khoảng 30% những bé là con của mẹ mắc đái tháo đường sau này nếu là nam sẽ có nguy cơ bị đái tháo đường, nếu là nữ sẽ có khả năng bị đái tháo đường thai kỳ. Tất cả các thai phụ đái tháo đường thai kỳ dù được khống chế nhưng có khoảng 50% sẽ bị đái tháo đường type 2 trong 10 - 15 năm sau (gọi là dấu ấn sinh học).

 

 

     Theo hướng dẫn quốc gia năm 2024, các bà mẹ đái tháo đường thai kỳ, sau khi sanh 4 - 12 tuần nên quay lại bệnh viện để thực hiện test đường huyết. Vì có 2 - 4% trường hợp sau sanh phát hiện mắc đái tháo đường type 2 phải điều trị. Trong đó, 25 - 30% là tiền đái tháo đường (nguy cơ trở thành đái tháo đường).

     Đái tháo đường là “sát thủ thầm lặng”, là 1 trong 3 biến cố lớn của sức khỏe nhân loại trong thời gian tới, làm tổn hại các mạch máu nhỏ, suy thận, tổn hại mạch vành, rút ngắn tuổi thọ,…

      Việc phát hiện đái tháo đường và chú ý đến chỉ số đường huyết trong thực phẩm, vận động là điều quan trọng vì xây dựng thói quen kiểm soát đường huyết, tốt cho thai phụ và tránh tác động đến yếu tố di truyền đái tháo đường cho thế hệ sau.

Chân thành cảm ơn Chương trình Dinh dưỡng Bà mẹ và Trẻ em từ Công ty Ajinomoto Việt Nam đã đồng hành cùng Bệnh viện Hùng Vương và AloBacsi trong chương trình này!

Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác