Viêm vú - Bệnh viện Hùng Vương

Viêm vú - Bệnh viện Hùng Vương

Viêm vú - Bệnh viện Hùng Vương

Viêm vú - Bệnh viện Hùng Vương

Viêm vú - Bệnh viện Hùng Vương
Viêm vú - Bệnh viện Hùng Vương

Viêm vú

VIÊM VÚ

Viêm vú có thể gặp ở những phụ nữ cho con bú và không cho con bú.

1. Viêm vú khi cho con bú

Thường gặp trong 6 tuần đầu tiên sau sanh (hay bất kì thời điểm nào)

Biểu hiện: vú sưng, đỏ, đau không giảm sau khi cho bú, thỉnh thoảng có sốt, có cảm giác mệt mỏi…

Điều trị: thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau, hướng dẫn cho bú đúng cách, mát xa vú, chườm ấm/ chườm lạnh….

Nặng hơn nếu không điều trị kịp thời, chỗ tắc sẽ tạo thành khối, bên trong chứa mủ gọi là áp xe vú. Khi đó ngoài việc dùng kháng sinh thích hợp còn phải lấy mủ bằng 2 cách: dùng kim chích vào ổ mủ (có thể lặp lại nhiều lần) hoặc rạch dẫn lưu mủ (tiểu phẫu nhằm làm sạch mủ).

Nếu có mủ, cần lấy mủ để cấy tìm vi trùng gây bệnh trước khi dùng kháng sinh

Tùy theo mức độ nhiễm trùng, loại thuốc kháng sinh sử dụng mà bác sĩ quyết định có tiếp tục cho bé bú hay tạm ngưng.

2. Viêm vú ngoài thời kỳ cho bú

Viêm, áp xe quầng núm vú (quanh núm vú): núm vú và cấu trúc quanh núm vú sưng đỏ đau, đôi khi có mủ; núm vú co rút, tiết dịch núm vú…

Áp xe vú ngoại vi (xa núm vú): thường gặp ở người bị bệnh tiểu đường, viêm khớp dạng thấp, điều trị corticoid lâu ngày, viêm vú dạng hạt, chấn thương; biểu hiện sưng đau nhiều vị trí, điều trị kéo dài, chậm lành, và thường tái phát sau mổ.

Viêm ngoài da: áp xe nang tuyến bã, viêm mô tế bào, ..

Viêm vú do nguyên nhân khác: lao vú (viêm vú do vi trùng lao), do nấm, giang mai, bệnh tự miễn…

Điều trị: kháng sinh, kháng nấm; giảm đau, kháng viêm, nếu có mủ thì chọc hút mủ bằng kim hay rạch để làm sạch ổ mủ.

Lưu ý: nếu điều trị không giảm hay giảm ít, điều trị kéo dài ngoài siêu âm vú cần làm thêm chụp nhũ ảnh, MRI và sinh thiết vì có thể đó là ung thư vú.

(Trích nguồn: ABC of breast diseases, third edition, J Micheal Dixon)

 

Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng

Bài viết khác